Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 10

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là

A. phát minh ra cung tên

B. phát minh ra nhà cửa      

C. phát minh ra lao. 

D. phát minh ra lửa.

Câu 2: Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức

A. thị tộc

B. bộ lạc

C. bầy người nguyên thuỷ

D. công xã nông thôn.

Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ

A. V –IV trước công nguyên

B. IV-III trước công nguyên

C. III-II trước công nguyên

D. II-I trước công nguyên

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là

A. cư dân sống tập trung ở thành thị

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

C. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư

D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ

Câu 5: Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là

A. Tuân Tử 

B. Mạnh Tử

C. Lão Tử

D. Khổng Tử.

Câu 6: Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là

A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Hin đu 

D. Bà la môn.

Câu 7: Nhà Thanh ở Trung Quốc là

A. Triều đại ngoại tộc

B. Triều đại phong kiến dân tộc

C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Câu 8: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng

B. mở rộng quan hệ sang phương Tây

C. thần phục các nước phương Tây

D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

Câu 9: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. thời Vương triều Gúp-ta

B. thời Vương triều Hác-sa

C. thời Vương triều Hồi giáo Đê-li

D. thời Vương triều Mô-gôn

Câu 10: Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là

A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước

B. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu

C. sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

D. sự thống nhất đất nước.

Câu 11: Vương triểu Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là

A. đều là những vương triều ngoại tộc

B. đều thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo

C. đều du nhập tôn giáo vào Ấn Độ

D. đều khuyến khích hoà hợp văn hoá.

Câu 12: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 13: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian

A. từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII 

B. từ thế kỉ I đến thế kỉ X

C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X 

D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

Câu 14: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời

B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân

C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây

D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

Câu 15: Thời cổ trung đại, nước nào sau đây đã có ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn các nước Đông Nam Á?

A. Ấn Độ                     B. Trung Quốc

C. Ai Cập                     D. Hi Lạp

Câu 16: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào hiện nay vẫn còn là

A. chùa Vàng  

B. Thạt Luổng

C. đền Bay-on 

D. đền tháp Bu-rô-bu-đua.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu các thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ trung đại? Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?

Câu 2: Lãnh địa phong kiến là gì? Nêu các đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu thời trung đại?

Lời giải

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6
D C B C D A
7 8 9 10 11 12
A D A C A C
13 14 15 16    
C A A B    

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1.

1. Thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ trung đại

- Tư tưởng tôn giáo:

+ Đạo Hin đu: bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Đô….

+ Đạo Phật: xuất hiện từ thời cổ đại…..

 - Chữ viết: ban đầu là chữ Brahmi sau phát triển thành chữ Phạn

 - Văn học; tiêu biểu là các bộ sử thi

- Kiến trúc, nghệ thuật: chịu ảnh hưởng của các tôn giáo, các đền, chùa hang, tượng Phật…

2. Ảnh hưởng ra bên ngoài:

Ảnh hưởng đến Đông Nam Á qua buôn bán….

+ Về tôn giáo

+ Chữ viết

+ Văn học

+ Kiến trúc

Ảnh hưởng toàn diện sâu sắc nhưng các quốc gia ĐNA tiếp nhận vẫn tạo nên bản sắc riêng

Câu 2.

1. Lãnh địa phong kiến:

- Gồm đất của lãnh chúa (lâu đài, dinh thự, nhà kho, chuồng trại, có hào sâu, tường bao quanh tạo thành những pháo đài kiên cố) đất khẩu phần (ở xung quanh pháo đài, giao cho nông nô cày cấy và thu thuế)

- Lãnh địa là đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu

2. Đặc điểm:

- Đặc điểm kinh tế của lãnh địa : Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc

 - Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa:

+ Đời sống của lãnh chúa :

 Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.

+ Cuộc sống của nông nô :

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin...).