Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài học rút ra từ sự tiến bộ về đời sống của con người trong thời đá mới đối với cuộc sống ngày nay là gì?

A. Phải không ngừng sáng tạo trong lao động.

B. Chỉ cần thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.

C. Phải biết đối mặt với khó khăn của thiên nhiên.

D. Chỉ cần khai thác triệt để nguồn lợi từ thiên nhiên.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là chính sách của vua A-cơ-ba dưới Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?

A. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào Ấn Độ.

B. tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí.

C. khuyến khích hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

D. xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự ph ân biệt sắc tộc.

Câu 3: Nét nổi bật trong thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ đại là

A. sự tồn tại hòa bình của 2 tôn giáo Hinđu và Hồi giáo.

B. từ chữ Brahmi sáng tạo ra chữ Phạn.

C. các công trình kiến trúc chùa hang.

D. sản sinh ra 2 tôn giáo lớn Phật giáo và Hinđu giáo.

Câu 4: Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm nòng cốt?

A. một bộ tộc đông và phát triển nhất.

B. một liên minh các bộ lạc.

C. một liên minh các thị tộc.

D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.

Câu 5: Kinh tế hàng hải phát triển mạnh ở Hi Lạp và Rô-ma vì

A. cư dân các quốc gia này sống chủ yếu ở thành thị.

B. ở đây thuận lợi cho trồng cây lưu niên có giá trị cao.

C. thủ công nghiệp phát triển, quan hệ thương mại mở rộng.

D. có nhiều hải cảng, giao thông đường biển thuận lợi.

Câu 6: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Tây là gì?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Chiếm hữu nô lệ.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Chuyên chế cổ đại.

Câu 7: Tính cộng đồng của thị tộc được hiểu là

A. sự đoàn kết, yêu thương nhau, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ.

B. làm chung với nhau, có sự phân công lao động hợp lý.

C. hợp tác lao động, làm chung, ăn chung, hưởng chung.

D. hưởng thụ bằng nhau, người già truyền thụ kinh nghiệm cho giới trẻ.

Câu 8: Ở Trung Quốc, Phật giáo thịnh hành nhất dưới triều đại nào?

A. Minh.                B. Hán.

C. Thanh.              D. Đường.

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân ở vùng Địa Trung Hải chỉ hình thành các thị quốc nhỏ?

A. ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai

B. không có điều kiện để tập trung dân cư

C. không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng.

D. cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc

Câu 10: Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào?

A. Đạo Phật và đạo Hồi. 

B. Đạo Phật và đạo Hinđu.

C. Đạo Hồi và đạo Kitô. 

D. Đạo Phật và đạo Kitô.

Câu 11: Việt Nam không chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.               B. Chữ viết.

C. Tôn giáo.             D. Kiến trúc.

Câu 12: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, là thời kì

A. hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

B. phát triển của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.

C. phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

D. hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.

Câu 13: Nhà Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nhằm

A. ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.

B. bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quôc.

C. thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.

D. kiểm soát phong trào dân chúng.

Câu 14: Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là

A. nông dân được cải thiện đời sống.

B. thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

C. thúc đẩy sản xuất phát triển.

D. nông dân yên tâm sản xuất.

Câu 15: Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường ra đời sớm?

A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi

B. Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp.

C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.

D. Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

Câu 16: Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm nòng cốt?

A. một bộ tộc đông và phát triển nhất.

B. một liên minh các bộ lạc.

C. một liên minh các thị tộc.

D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.

Câu 17: Vai trò của vua Xulinhavôngxa đối với vuơng quốc Lan Xang là

A. thống nhất các muờng Lào, thành lập Lan Xang.

B. đưa chế độ phong kiến phát triển thịnh trị.

C. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.

D. làm cho Lan Xang bị phân liệt thành 3 tiểu quốc.

Câu 18: Điểm chung giữa Thị tộc và Bộ lạc trong quan hệ là

A. bảo vệ lẫn nhau để kiếm sống. 

B. tính cộng đồng bắt buộc.

C. trình độ lao động còn thấp. 

D. hợp sức lao động kiếm ăn.

Câu 19: Phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại của Trung Quốc có tính chất giải phóng dân tộc là

A. khởi nghĩa Trần Thắng và Ngô Quảng. 

B. khởi nghĩa Chu Nguyên Chương.

C. khởi nghĩa Hoàng Sào. 

D. khởi nghĩa Lý Tự Thành.

Câu 20: Sắp xếp các quốc gia sau theo thứ tự thời gian phát triển của các quốc gia phong kiến

1. Ăng Co.

2. Lan Xang.

3. Đại Việt.

A. 3, 2, 1.                B. 2, 1, 3.

C. 1, 3, 2.                D. 1, 2, 3.

II. Tự luận. (3 điểm)

Câu 1. Sự phát triển của vương quốc Campuchia thời kì Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Câu 2. Vì sao từ cuối thế kỉ XIII, vuơng quốc Campuchia buớc vào giai đoạn suy yếu?

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5
A A D A D
6 7 8 9 10
A C D C B
11 12 13 14 15
A C A C A
16 17 18 19 20
A B D B C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1.

- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:

+ Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).

+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, …

Câu 2.

Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăngco, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh) ⟹ Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau ⟹ đất nước suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).