Đề số 50 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ba = 137;

Câu 1: Cho các chất sau: metan, etilen, buta- 1,3- đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom ở điều kiện thường là?

A. 6.           B. 4

C. 5.           D. 7.

Câu 2: Saccarozo và glucozo đều có phản ứng?

A. tráng bạc.        B. cộng H2 ( Ni, t0).

C. thủy phân.       D. với Cu(OH)2.

Câu 3: Phương pháp chung để điều chế kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp hiện nay là?

A. Nhiệt luyện.

B. thủy luyện

C. điện phân nóng chảy.

D. điện phân dung dịch.

Câu 4: Cho este đa chức X ( có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là?

A. 5.            B. 3.

C. 2.            D. 4.

Câu 5: Trộn dung dịch X chứa OH- (0,17 mol), Na+ ( 0,02 mol) và Ba2+ với dung dịch Y chứa CO32- ( 0,03 mol), Na+  (0,1 mol) và HCO3- thu được m gam kết tủa. giá trị của m là?

A. 14,775.   B. 7,880.

C. 5,910.     D. 13,790.

Câu 6: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X [ gồm Fe(NO3)2 và một kim loại M ( có hóa trị không đổi)] với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion ( bỏ qua các ion H+ và OH- do H2O phân li) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí ( trong đó có hai khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí). Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 400.        B. 396.

C. 379.        D. 394.

Câu 7: Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3 là?

A. +4.         B. +6.

C. +3.         D. +2.

Câu 8: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 15,3 gam Al2O3. Giá trị của m là?

A. 37,8.       B. 31,4.

C. 42,6.       D. 49,8.

Câu 9: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) và  m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?

A. 7,36.       B. 8,61.

C. 9,15.       D. 10,23.

Câu 10: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, saccarozơ, etyl amin, Gly- Ala, anbumin. Số chất tham gia thủy phân trong môi trường kiềm là?

A. 2.             B. 4.

C. 5.             D. 3.

Câu 11: Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 ( n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây

Giá trị của x và y lần lượt là?

A. 0,15 và 0,30.   B. 0,30 và 0,35.

C. 0,15 và 0,35.   D. 0,30 và 0,30.

Câu 12: Số liên kết peptit trong phân tử Ala - Gly- Ala- Gly – Val là?

A. 1. B. 2.

C. 4. D. 3.

Câu 13: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Cao su thiên nhiên.      B. Polipropilen.

C. Amilopectin.                 D. Amilozơ

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II).

B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.

C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.

D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(2) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch HCl.

(3) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng.

(4) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.

(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là?

A. 5.            B. 4.

C. 2.            D. 3.

Câu 16: Cho 3,36 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư khí clo. Khối lượng muối sinh ra là?

A. 5,08 gam.        B. 7,62 gam.

C. 9,75 gam.        D. 6,50 gam.

Câu 17: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện?

A. kết tủa trắng.  

B. kết tủa đỏ nâu.

C. dung dịch màu xanh.   

D. bọt khí.

Câu 18: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là?

A. 3.         B. 2.

C. 1.         D. 4.

Câu 19: Đốt cháy hòa toàn amin X ( no, đơn chức, mạch hở) bằng O2 thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Số đồng phân bậc 1 của amin X là?

A. 4.          B. 2.

C. 8.          D. 1

Câu 20: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poliacrilonitrin.        

B. Poli ( etylen- terephtalat).

C. Poliisopren.    

D. Poli ( metyl metacrylat).

Câu 21: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X ( CH8N2O3) và đi peptit Y ( C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Chất Q là ClH3NCH2COOH.

B. Chất T là NH3 và chất Z là CO2.

C. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.

D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 22: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Y

Qùy tím

Qùy chuyển sang màu xanh

X, Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa Ag

Z

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Anilin, lysin, etyl fomat, glucozơ.

B. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.

C. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.

D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.

Câu 23: α- mino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là?

A. Lysin.     B. Valin.

C. Analin.   D. glyxin.

Câu 24: Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Zn, Mg.      B. Cu, Mg.

C. Ag, Ba.       D. Cu, Fe.

Câu 25: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic ( C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,125M. Giá trị của V là

A. 0,6.         B. 0,4.

C. 0,3.         D. 0,5

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.

(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.

(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất nitric,  phân đạm.

Số phát biểu đúng là?

A. 4.          B. 2.

C. 1.          D. 3.

Câu 27: Cho a mol Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được x mol H2. Cho a mol Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được y mol H2. Quan hệ giữa x và y là:

A. y = 1,5x.          B. x = 1,5y.

C. x = 3y.             D. y = 3x.

Câu 28: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?

A. Li.          B. Cu.

C. Ag.         D. Mg.

Câu 29: Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y có?

A. Fe(OH)2 và Al(OH)3.

B. Fe(OH)3

C. Fe(OH)3 và Al(OH)3.

D. Fe(OH)2.

Câu 30: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. HCOOCH2CH3.      

B. CH3COOCH2CH3.

C. CH2=CHCOOCH3.

D. CH2COOCH3.

Câu 31: Sắt nguyên chất bị ăn mòn điện hóa khi nhúng vào dung dịch chất nào dưới đây?

A. HCl.       B. FeCl2.

C. FeCl3.    D. CuCl2.

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn a gam este 2 chức, mạch hở X ( được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Gía trị của m là

A. 10,7.      B. 6,7.

C. 7,2.         D. 11,2.

Câu 33: Cho dãy các kim loại sau: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo nhất trong dãy trên là

A. Al.          B. Fe.

C. Au.         D. Cu.

Câu 34: Cho 2,4 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Gía trị của V là

A. 6,72.       B. 10,08.

C. 7,84.       D. 8,96.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc.

B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

C. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.

D. Tripanmitin phản ứng được với nước brom.

Câu 36: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, ta dùng dung dịch.

A. HCl.       B. NaOH.

C. KNO3.   D. BaCl2.

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch  Ca(OH)2 dư, thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,6.         B. 5,4.

C. 6,3.         D. 4,5.

Câu 38: Hỗn hợp X gồm glyxin, analin và axit glutamic ( trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 15,399 gam muối. giá trị của m là

A. 13,8.       B. 12,0.

C. 13,1.       D. 16,0.

Câu 39: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.

D. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.

Câu 40: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH)2 , thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 2M. giá trị của m là?

A. 5,5.          B. 11.

C. 6,0.          D. 12,0.

Lời giải

1

2

3

4

5

A

D

C

D

D

6

7

8

9

10

D

B

A

C

B

11

12

13

14

15

A

C

C

C

C

16

17

18

19

20

C

A

B

D

B

21

22

23

24

25

B

C

C

A

B

26

27

28

29

30

D

A

D

B

A

31

32

33

34

35

D

A

C

A

B

36

37

38

39

40

D

A

B

A

D


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Năng lượng là gì? Người ta chia năng lượng thành mấy loại, đặc điểm của mỗi loại? trong tế bào có những loại năng lượng nào?

Câu 2. Enzim là gì? nêu cấu trúc của enzim?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Nêu cấu trúc của ATP. Giải thích tại sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?

Câu 2. Trình bày khái niêm, bản chất và phương trình chuyển hóa của hô hấp tế bào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Căn cứ vào cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim hãy giải thích vì sao mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhát định?

Câu 2. So sánh quá trình hô hấp tế bào với các quá trình đốt nhiên liệu vẫn diễn ra hang ngày trong cuộc sống như đốt củi than hay dầu..?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Giải thích tuật ngữ” rối loạn chuyển hóa” trong chuyển hóa vật chất của tế bào?

Câu 2. Hô hấp tế bào được chia làm mấy giai đoạn, là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoại của quá trình hô hấp diễn ra ở đâu và sản phẩm là gi?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng  đến hoạt tính của enzim?

Câu 2. Mối liên hệ  giữa 2 pha của quá trình quang hợp, và giải thích tại sao chu trình Kenvin còn được gọi là chu trình C3?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1.Trình bày khái niệm, đặc điêm và ý nghĩa của chuyển hóa vật chất?

Câu 2. Tế bào tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất như thế nào?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Nêu khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim?

Câu 2. Nêu khái niệm quang hợp, viết phương trình tổng quát cảu quá trình quang hợp? Quang hợp được nhóm sinh vật nào thực hiện.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu và sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gi? Tại sao gọi là con đường C3 và là một chu trình?

Câu 2. Tế bào thực vật có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia thành các xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của enzim? Giải thích.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương III - Phần 2 - Sinh học 10

Câu 1. Trình bày mối liên quan giữa hô hấp và quang hợp

Câu 2. Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”