Đề số 70 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137.

Câu 41: Kim loại nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?

A. Na.                            B. Ag.

C. Hg.                            D. Mg.

Câu 42: Cho 8,4 gam sắt tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh trong bình chân không sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,0.                          B. 13,2.

C. 17,6.                          D. 14,8.

Câu 43: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.

B. Metyl axetat có phản ứng tráng bạc.

C. Trong phân tử vinylaxetat có hai liên kết π.

D. Tristearin có tác dụng với nước brom.

Câu 44: Phenol tan nhiều trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch Br2.    B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch HCl.    D. Dung dịch Na2SO4.

Câu 45: Cho 9,8 gam một hiđroxit của kim loại M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M. Kim loại M là

A. Cu.                            B. Fe.

C. K.                              D. Ca.

Câu 46: Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

A. Poliacrilonitrin.         

B. Polistiren.

C. Poli(metyl metacrylat).   

D. Poli(vinylclorua).

Câu 47: Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là

A. 28,0 gam.                B. 24,4 gam.

C. 26,8 gam.                D. 19,6 gam.

Câu 48: Thủy phân este nào sau đây thu được ancol metylic?

A. CH3COOC2H5.        B. HCOOCH=CH2.

C. HCOOC2H5.            D. CH3COOCH3.

Câu 49: Canxi hiđroxit còn gọi là vôi tôi có công thức hóa học là?

A. Ca(OH)2.                B. Ca(HCO3)2.

C. CaCO3.                   D. CaO.

Câu 50: Muối nào của natri sau đây được dùng để chế thuốc chữa đau dạ dày và làm bột nở?

A. Na2CO3.                   B. NaNO3.

C. NaHCO3.                  D. NaCl.

Câu 51: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, và T. Kết quả được ghi lại ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X, T

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu đỏ

X, Z, T

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

Y, Z, T

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa bạc

X, Y, Z, T lần lượt là?

A. axit fomic, axit glutamic, etyl fomat, glucozo.         

B. axit glutamic, glucozo, etyl fomat, axit fomic.

C. axit fomic, etyl fomat, glucozo, axit glutamic.          

D. axit glutamic, etyl fomat, glucozo, axit fomic.

Câu 52: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, K vào nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M cần dùng để trung hòa hết dung dịch X là?

A. 150 ml.               B. 200 ml.

C. 300 ml.               D. 100 ml.

Câu 53: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh có vuốt nhọn xuyên qua.Nhúng đầu ống thủy tinh vào chậu thủy tinh chứa nước có pha phenolphtalein. Một lát sau nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng (hình vẽ minh họa ở bên). Khí X là?

A. NH3.                   B. SO2.

C. HCl.                    D. Cl2.

Câu 54: Cho m gam hỗn hợp gồm HCOOC2H5 và H2N-CH2-COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa ancol etylic và 7,525 gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là?

A. 8,725.                        B. 7,750.

C. 8,125.                        D. 8,250.

Câu 55: Hợp chất vô cơ X có các tính chất: X tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm; dung dịch X đặc để lâu có màu vàng; tan tốt trong nước; có tính oxi hóa mạnh. Chất X là

A. H3PO4.                     B. HNO3.

C. H2SO4.                     D. HCl.

Câu 56: Cho dãy các chất: metan, xiclopropan, toluen, buta-1,3-đien, phenol, anilin, triolein. Số chất trong dãy tác dụng với nước brom ở điều kiện thường là

A. 6.                               B. 7.

C. 5.                               D. 4.

Câu 57: Cho dãy các chất: isoamyl axetat, tripanmitin, anilin, xenlulozo, Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit vô cơ đun nóng là?

A. 4.                               B. 5.

C. 3.                               D. 2.

Câu 58: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn phản ứng vừa đủ với 7,84 lít (đktc) khí Cl2. Cũng m gam hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với m1 gam dung dịch HCl 14,6%. Giá trị của m1 là

A. 87,5.                          B. 175,0.

C. 180,0.                        D. 120,0.

Câu 59: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

Câu 60: Cho este no, đa chức, mạch hở X (có công thức phân tử CxHyOz với x≤5) tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm chỉ gồm một muối của axit cacboxylic và một ancol. Biết X có tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là?

A. 3.                               B. 4.

C. 1.                               D. 2.

Câu 61: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na2O, K, K2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 8% khối lượng hỗn hợp) vào lượng nước dư thu được dung dịch Y và 1,792 lít H2 (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam Al. Giá trị của m là

A. 15,8.                          B. 18,0.

C. 17,2.                          D. 16,0.

Câu 62: Hòa tan hết 9,18 gam bột Al cần dùng vừa đủ V lít dung dịch axit vô cơ X nồng độ 0,25M, thu được 0,672 lít (đktc) một khí Y duy nhất và dung dịch Z chứa muối trung hòa. Để tác dụng hoàn toàn với Z tạo ra dung dịch trong suốt cần ít nhất 1 lít dung dịch NaOH 1,45M. Giá trị của V là?

A. 6,20.                          B. 5,04.

C. 4,84.                          D. 6,72.

Câu 63: Cho hệ cân bằng xảy ra trong bình kín: 

\({N_{2(k)}} + 3{H_{2(k)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_{3(k)}};\,\Delta H < 0\)

Tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên khi

A. giảm nhiệt độ phản ứng hoặc tăng áp suất chung của hệ phản ứng.

B. thêm NH3 vào hoặc tăng nhiệt độ.

C. thêm xúc tác hoặc tăng nhiệt độ.

D. tăng nhiệt độ phản ứng hoặc giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

Câu 64: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Số phản ứng mà nguyên tố crom đóng vai trò chất bị oxi hóa là (mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học)

A. 1.                               B. 4.

C. 2.                               D. 3.

Câu 65: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch KI và hồ tinh bột

Có màu xanh tím

Y

Dung dịch NH3

Có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan

Z

Dung dịch NaOH

Có kết tủa keo, sau đó kết tủa tan

T

Dung dịch H2SO4 loãng

Từ màu vàng chuyển sang màu da cam

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là?

A. FeCl3, AgNO3, AlCl3, K2Cr2O7.        

B. FeCl3, CuCl2, AlCl3, K2CrO4.

C. ZnCl2, AlCl3, Fe2(SO4)3, K2Cr2O7.

D. Al(NO3)3, BaCl2, FeCl2, CrCl2.

Câu 66: Hỗn hợp X gồm isobutilen, xiclohexan, axit acrylic và ancol butylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,33 mol O2 thu được 5,376 lít (đktc) khí CO2 và 4,32 gam H2O. Khi lấy m gam X đem tác dụng với Na dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là

A. 0,224.                        B. 0,336.

C. 0,448.                        D. 0,560.

Câu 67: Hỗn hợp khí X gồm axetilen, anđehit fomic và hiđro. Cho V lít X (đktc) đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,8 gam H2O. Giá trị của V là

A. 17,92.                        B. 6,72.

C. 4,48.                          D. 13,44.

Câu 68: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong công nghiệp các kim loại Al, Ca, Na đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

B. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon cùng một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni,…).

C. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố sắt (Z=26) có 6 electron lớp ngoài cùng.

D. Các chất: Al, Al(OH)3, Cr2O3, NaHCO3 đều có tính chất lưỡng tính.

Câu 69: Có các phát biểu sau:

(a) Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom.

(b) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc.

(c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.

(d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.

(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh.

(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                               B. 3.

C. 4.                               D. 2.

Câu 70: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12,5.                          B. 14,5.

C. 17,0.                          D. 10,0.

Câu 71: Điện phân dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi là 9,65A trong thời gian t giây. Sau điện phân thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí có tỉ khối với H2 là 16,39. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Giá trị của t là 3960.

B. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 15,95 gam so với dung dịch trước khi điện phân.

C. Dung dịch sau điện phân có pH<7.

D. Hai khí trong X là Cl2 và H2.

Câu 72: Hỗn hợp X gồm anđehit malonic, vinyl fomat, ancol etylic, ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 4,82 gam hỗn hợp X thu được 0,22 mol CO2 và 0,21 mol H2O. Lấy 7,23 gam hỗn hợp X đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn đem trung hòa dung dịch sau phản ứng, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được tham gia phản ứng tráng bạc thu được tối đa m gam Ag. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 19,45.                        B. 15,00.

C. 13,00.                        D. 21,75.

Câu 73: Hỗn hợp E gồm đipeptit mạch hở X (được tạo ra từ amino axit có công thức H2N-CnH2n-COOH) và este đơn chức Y. Cho 0,2 mol E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E thu được 0,64 mol CO2, 0,40 mol H2O và 0,896 lít (đktc) khí N2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 45.                            B. 42.

C. 35.                            D. 39.

Câu 74: Hỗn hợp E gồm amin no, đơn chức, mạch hở X và amino axit no, mạch hở Y (chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 3,15 gam H2O và 0,145 mol hỗn hợp hai khí CO2 và N2. Nếu lấy m gam E ở trên tác dụng vừa đủ 0,05 mol HCl. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Giá trị m là 3,13.      

B. Phân tử khối của Y là 75.

C. Phần trăm khối lượng Y trong E là 56,87%.

D. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 31,11%.

Câu 75: Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh (phân tử có hai liên kết π) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai amino axit có dạng H2N-CnH2n-COOH). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chỉ thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2. Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và m1 gam muối. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Giá trị của m là 10,12.       

B. Trong phân tử Y có hai gốc Ala.

C. X chiếm 19,76% khối lượng trong E.

D. Giá trị của m1 là 14,36.

Câu 76: Dung dịch X chứa a mol ZnSO4; dung dịch Y chứa b mol AlCl3; dung dịch Z chứa c mol NaOH. Tiến hành hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch X.

- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch Y.

Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị sau:

 

Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi đều dùng x mol NaOH là m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,6.                          B. 7,1.

C. 8,9.                            D. 15,2.

Câu 77: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ mạch hở là X (có công thức phân tử C4H9NO4) và đipeptit Y (có công thức phân tử C4H8N2O3). Cho M tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ gồm: một muối của axit cacboxylic Z, một muối của amino axit T và một ancol E. Biết M có tham gia phản ứng tráng bạc.  Phát biểu nào sau đây sai?

A. T là H2N-CH2-COOH và E là CH3OH.

B. Trong phân tử X có một nhóm chức este.

C. Y là H2N-CH2-CONH-CH2-COOH và Z là HCOONa.

D. 1 mol M tác dụng tối đa với 2 mol NaOH.

Câu 78: Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu tác dụng với 260 ml dung dịch CuCl2 1M, thu được 28,48 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít khí H2 (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 17,12.                        B. 14,08.

C. 12,80.                        D. 20,90.

Câu 79: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong 800 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa 52 gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được m gam kết tủa.  Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 16,5.                          B. 22,5.

C. 18,2.                          D. 20,8.

Câu 80: Hòa tan 17,44 gam hỗn hợp gồm FeS, Cu2S và Fe(NO3)2 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 6,422% khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau các phản ứng thu được hỗn hợp khí Y (gồm NO2 và SO2) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, sau phản ứng thu được 35,4 gam kết tủa T gồm 3 chất. Lọc tách T rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 31,44 gam chất rắn E. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 27,5.                          B. 32,5.

C. 24,5.                          D. 18,2.

Lời giải

41 42 43 44 45
C D C B A
46 47 48 49 50
B C D A C
51 52 53 54 55
D D A C B
56 57 58 59 60
C A B B A
61 62 63 64 65
D B A C B
66 67 68 69 70
C D A A A
71 72 73 74 75
D A D B B
76 77 78 79 80
A A C D A

Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là?

A. sự tăng sinh khối của quần thể.

B. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

C. sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.

D. sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.

Câu 2: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể?

A. 9                            B. 6

C. 8                            D. 7

Câu 3: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.

A. 4,5 giờ                        B. 1,5 giờ

C. 2 giờ                           D. 3 giờ

Câu 4: Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?

A. 4 pha                        B. 3 pha

C. 2 pha                        D. 5 pha

Câu 5: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự sớm - muộn như thế nào?

A. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong

B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong

C. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong

D. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong

Câu 6: Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự phân chia tế bào sẽ xảy ra ở bao nhiêu pha?

A. 2 pha                           B. 4 pha

C. 3 pha                          D. 1 pha

II. Tự luận

Câu 1. Hãy so sánh nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục.

Câu 2. Khi nuôi cấy vi khuẩn Ecoli trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 1200 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ và khi đạt đến pha cân bằng là 8 giờ ,thời gian thế hệ là 30 phút.Hãy tính số lượng tế bào được tạo thành sau 6 giờ trong trường hợp:
a.Tất cả các tế bào đều phân chia
b.Trường hợp 1/4 số tế bào ban đầu bị chết

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghệm

Câu 1: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?

A. Pha lũy thừa            B. Pha tiềm phát

C. Pha cân bằng           D. Pha suy vong

Câu 2: Pha lag là tên gọi khác của pha nào trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Pha cân bằng           B. Pha lũy thừa

C. Pha tiềm phát          D. Pha suy vong

Câu 3: Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.

B. Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.

C. Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng.

D. Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất.

B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra.

C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.

D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều.

Câu 5: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy liên tục không trải qua pha nào dưới đây ?

A. Pha cân bằng và pha lũy thừa

B. Pha tiềm phát và pha suy vong

C. Pha tiềm phát và pha cân bằng

D. Pha cân bằng và pha suy vong

Câu 6: Trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì trong số các vi sinh vật dưới đây, vi sinh vật nào có thời gian thế hệ dài nhất?

A. Vi khuẩn lactic        B. Vi khuẩn lao

C. Trùng giày               D. Vi khuẩn tả                         

II. Tự luận

Câu 1. Nêu ảnh hưởng của các nhân tố hóa học đến sự sinh trưởng của VSV?

Câu 2. Một vi khuẩn hình cầu có khối lượng 5 x 10-13 gam có g=20 phút. Trong điều kiện tiêu chuẩn thì thời gian để vi khuẩn trên đạt tới khối lượng 6 x 1027 là bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Khi ứng dụng nuôi cấy không liên tục vào thực tiễn, để thu được năng suất cao nhất và hạn chế tối thiểu các tạp chất, chúng ta nên thu sinh khối ở thời điểm nào?

A. Đầu pha cân bằng   

B. Cuối pha lũy thừa

C. Cuối pha cân bằng    

D. Đầu pha suy vong

Câu 2: Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng hình thức

A. phân đôi.                  B. nảy chồi.

C. tạo thành bào tử.      D. phân mảnh.

Câu 3: Mêzôxôm - điểm tựa trong phân đôi của vi khuẩn - có nguồn gốc từ bộ phận nào?

A. Vùng nhân           B. Thành tế bào

C. Tế bào chất          D. Màng sinh chất

Câu 4: Sinh vật nào dưới đây sinh sản bằng ngoại bào tử?

A. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía

B. Xạ khuẩn

C. Vi sinh vật dinh dưỡng mêtan

D. Nấm men rượu

Câu 5: Xạ khuẩn sinh sản vô tính bằng

A. bào tử đảm.            B. bào tử túi.

C. bào tử đốt.              D. ngoại bào tử.

Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm hai vi sinh vật có cùng hình thức sinh sản vô tính?

A. Tảo lục và nấm men rượu rum

B. Nấm men rượu và trùng giày

C. Vi khuẩn quang dưỡng màu tía và xạ khuẩn

D. Tảo mắt và nấm Mucor

II. Tự luận

Câu 1. Nêu ảnh hưởng của các yếu tố lí học đến sự sinh trưởng của VSV?

Câu 2.  Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng?

A. Vitamin            B. Cacbohiđrat

C. Nước               D. Lipit

Câu 2: Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?

A. Êtilen ôxit              B. Izôprôpanol

C. Phoocmanđêhit      D. Cloramin

Câu 3: Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế nào?

A. Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt

B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh

C. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất

D. Ôxi hóa các thành phần tế bào

Câu 4: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm                  B. 3 nhóm

C. 4 nhóm                  D. 5 nhóm

Câu 5: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm?

A. vi sinh vật ưa ấm.

B. vi sinh vật ưa nhiệt.

C. vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

D. vi sinh vật ưa lạnh.

Câu 6: Phần lớn các đại diện của nhóm sinh vật nào dưới đây thích nghi với môi trường có độ pH thấp (ưa axit)?

A. Vi khuẩn                       B. Nấm

C. Động vật nguyên sinh   D. Tảo

II. Tự luận

Câu 1. Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng  của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục? Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?
Câu 2. Ở vi khuẩn lactic, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn lactic gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương II - Phần 3 - Sinh học 10

Câu 1: Sinh trưởng của vi sinh vật là:

A. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể.

B. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào.

C. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào.

D. Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào.

Câu 2: Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh là nhờ:

A. Kích thước nhỏ.

B. Phân bố rộng.

C. Chúng có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

D. Tổng hợp các chất nhanh.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của phương pháp nuôi cấy vi sinh vật không liên lục?

A. Điều kiện môi trường được duy trì ổn định.

B. Pha lũy thừa thường chỉ được vài thế hệ.

C. Không đưa thêm chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy.

D. Không rút bỏ các chất thải và sinh khối dư thừa.

Câu 4: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1- Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: Tiềm phát → Luỹ thừa → Cân bằng → Suy vong.

2- Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Luỹ thừa → Cân bằng.

3- Trong nuôi cấy liên tục quần thể VSV sinh trưởng liên tục, mật độ VSV tương đối ổn định.

4- Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh ở pha cân bằng.

5- Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản xuất sinh khối.

Phương án trả lời:

A. 2.                   B. 3.   

C. 4.                   D. 5.

Câu 5: Trật tự đúng của quá trình ST của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

C. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng.

D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

Câu 6: Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc:

(1). Loại VSV.

(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi trường trước đó.

(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.

(4). Tùy kiểu nuôi cấy.

Phương án đúng:

A. 1, 2                  B. 1, 3, 4    

C. 1, 2, 3               D. 1, 4

Câu 7: Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục là:

A. Luôn lấy ra các sản phẩm nuôi cấy

B. Luôn đổi mới môi trường và lấy ra sản phẩm nuôi cấy.

C. Không lấy ra các sản phẩm nuôi cấy.

D. Luôn đổi mới môi trường nhưng không cần lấy ra sản phẩm nuôi cấy.

Câu 8: Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể vi khuẩn đạt cực đại và không đổi ở pha:

A. Cân bằng và luỹ thừa.  

B. B. Tiềm phát và suy vong.

C. Tiềm phát và luỹ thừa.   

D. Luỹ thừa.

Câu 9: Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi gọi là:

A. Thời gian nuôi cấy.   

B. B. Thời gian thế hệ (g).

C. Thời gian phân chia. 

D. Thời gian sinh trưởng.

Câu 10: Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ                   B. 60 phút   

C. 40 phút               D. 20 phút

Câu 11: Có một tế bào vi sinh vật, thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu?

A. 8.                             B. 16.   

C. 32 .                           D. 64.

Câu 12: Nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường dinh dưỡng thích hợp, mỗi môi trường 5 ml. Chủng thứ nhất với 106 tế bào, chủng thứ hai với 2.102 tế bào. Sau 6 h nuôi cấy số lượng chủng một: 8.108 tế bào/ml, chủng thứ hai: 106 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ mỗi chủng 1 và 2 lần lượt là:

A. 30 và 25 phút           B. 25 và 30 phút

C. 40 và 35 phút           D. 35 và 40 phút

Câu 13: Trong một quần thể nuôi cấy vi sinh vật, số lượng tế bào ban đầu là 100. Sau 120 phút số lượng tế bào trong quần thể là 800. Thời gian thế hệ của quần thể đó là:

A. 30 phút.              B. 40 phút.

C. 50 phút.              D. 60 phút.

Câu 14: Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là bao nhiêu?

A. 60 phút.                         B. 30 phút.   

C. 45 phút.                         D. 120 phút.

Câu 15: Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400 C là 20 phút.

A. 1giờ 30 phút                B. 1giờ 45 phút.

C. 1giờ 20 phút.                D. 1giờ 40 phút.

Câu 16: Trong một quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là:

A. 104.23                               B. 104.25    

C. 104.24                                    D. 104.26

Câu 17: Hình thức sinh sản hầu hết ở các SV nhân sơ là:

A. Phân đôi.              B. Nảy chồi.   

C. Tiếp hợp.              D. Tạo bào tử.

Câu 18: Vi sinh vật nào sau đây sinh sản bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính?

A. Nấm mốc.                     B. Xạ khuẩn.

C. Vi khuẩn.                      D. Động vật nguyên sinh.

Câu 19: Vi sinh vật nào thường sinh sản bằng nảy chồi?

A. Nấm men.              B. Nấm rơm.

C. Vi khuẩn.               D. Động vật nguyên sinh.

Câu 20: Ưu điểm của sinh sản bằng bào tử so với các hình thức sinh sản khác là:

A. Giúp cho vi sinh vật có khả năng phát tán rộng, hạn chế tác động có hại của môi trường.

B. Tiết kiệm thời gian

C. Tiết kiệm vật chất

D. Tạo ra số lượng lớn tế bào trong thời gian ngắn.

Câu 21: Vi sinh vật sống kí sinh trong cơ thể người thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A. Nhóm ưa nóng.          B. Nhóm ưa lạnh.

C. Nhóm ưa ấm.             D. Nhóm chịu nhiệt.

Câu 22: Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật?

A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa.

B. Muối ăn và các hợp chất phenol.

C. Đường và chất kháng sinh.

D. Đường và muối ăn.

Câu 23: VSV ưa thẩm thấu có thể sinh trưởng bình thường ở môi trường:

A. Axit.                      B. Dầu, mỡ.

C. Các loại mứt quả.  D. Nghèo dinh dưỡng.

Câu 24: Cơ chế tác động của hợp chất phênol là gì?

A. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.

B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.

C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.

D. Ôxi hoá các thành phần của tế bào.

Câu 25: Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phenol vì:

A. gây biến tính các protein.

B. diệt khuẩn có tính chọn lọc.

C. làm bất hoạt các protein.

D. oxi hóa các thành phần TB.

Câu 26: Trong những chất hữu cơ sau, chất nào là yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn E. Coli?

A.Triptophan.         B. Các axít amin. 

C. Các Enzim.        D. Các vitamin.

Câu 27: Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối pha 5 – 10 phút?

A. Vì nước muối gây dãn nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra.

B. Vì nước muối vi sinh vật không phát triển.

C. Vì nước muối gây co nguyên sinh, vi sinh vật không phân chia được.

D. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức.

Câu 28: Cơ chế tác động của Iôt là gì?

A. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.

B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.

C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.

D. Ôxi hoá các thành phần của tế bào.

Câu 29: Các tia tử ngoại thường:

A. Ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của VSV

B. Thiêu đốt các VSV, gây chết.

C. Không gây đột biến ở VSV.

D. Gây biến tính các axit nuclêic.

Câu 30: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực:

A. Khử trùng phòng thí nghiệm.

B. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.

C.  Tẩy trùng trong bệnh viện.

D. Thanh trùng nước máy.

Câu 31: Các tia Rơnghen, tia Gamma sẽ

A. Ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của VSV

B. Thiêu đốt các VSV, gây chết.

C. Không gây đột biến ở VSV.

D. Gây mất nước ở VSV, gây chết.

Câu 32: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác?

A. Chất kháng sinh.     

B. Axit amin.

C. Các hợp chất cacbonhiđrat.

D. Axit pyruvic.

Câu 33: Đối với một số vi sinh vật, các chất nào sau đây có thể coi là yếu tố sinh trưởng?

A. Chất kháng sinh.

B. Các chất ôxyhóa.

C. Axit amin và vitamin.

D. Các enzim.

Câu 34: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của các sih vật thuộc nhóm ưa ẩm

A . 20 -400C               B .5 – 100C

C . 40 – 500 C              D .10 – 200C

Câu 35: Một số tế bào VSV có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 2 h là bao nhiêu?

A . 32                 B . 16

C . 20                 D . 64

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”