Đề số 9 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al = 27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Rb=85,5; Ag=108; Cs=133.

Câu 41: Nước có chứa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. K+, Na+.              B. Cu2+, Fe2+.

C. Zn2+, Al3+.          D. Ca2+, Mg2+.

Câu 42: Trung hòa 6,0 gam một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là

A. CH2=CH-COOH.     B. C2H5COOH.

C. CH3COOH.             D. HCOOH.

Câu 43: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

A. xanh tím.              B. vàng.

C. hồng.                    D. nâu đỏ.

Câu 44: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là

A. 3.                        B. 1.

C. 2.                        D. 4.

Câu 45: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là

A. Al.                          B. Cr.

C. Na.                         D. Cu.

Câu 46: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây mưa axit?

A. NH3 và HCl.        B. CO2 và O2.

C. SO2 và NO2.       D. H2S và N2.

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O2.             B. C4H8O2.

C. C5H10O2.           D. C3H6O2.

Câu 48: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.

B. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic.

C. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

D. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.

Câu 49: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

A. NaOH.                    B. HCl.

C. Fe2(SO4)3.             D. HNO3.

Câu 50: Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat tạo thành phenol. Chất đó là

A. Na2CO3.         B. C2H5OH.

C. NaCl.              D. CO2.

Câu 51: Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh tính chất và khả năng tan tốt trong nước của một chất khí theo hình vẽ bên:

Bạn sẽ chọn thí nghiệm trên để áp dụng với chất khí nào sau đây?

A. O2.                   B. CO2.

C. NH3.                 D. N2.

Câu 52: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)?

A. Tơ tằm.          B. Tơ nilon-6,6.

C. Bông.             D. Tơ visco.

Câu 53: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là

A. NH3.                       B. CO2.

C. NaOH.                     D. HCl.

Câu 54: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, rất độc). X là khí nào sau đây?

A. CO2.                     B. CO.

C. NO2.                     D. SO2.

Câu 55: Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 2.                          B. 3.

C. 1.                          D. 4.

Câu 56: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.

B. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.

C. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.

D. Fructozo có nhiều trong mật ong.

Câu 57: Lên men 45 gam glucozo để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                      B. 8,96.

C. 5,60.                      D. 11,20.

Câu 58: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozo, anilin.

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozo.

C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozo, anilin

D. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozo.

Câu 59: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 6,4 gam.             B. 3,4 gam.

C. 5,6 gam.             D. 4,4 gam.

Câu 60: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo?

A. Anilin, metylamin, amoniac.

B. Amoniac, etylamin, anilin.

C. Etylamin, anilin, amoniac. 

D. Anilin, amoniac, metylamin.

Câu 61: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

A. Zn(OH)2 và Cr(OH)3.       

B. NaOH và Al(OH)3.

C. Zn(OH)2 và Fe(OH)3.        

D. Cr(OH)2 và Al(OH)3.

Câu 62: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Mg trong X là

A. 0,90 gam.        B. 0,48 gam.

C. 0,42 gam.        D. 0,60 gam.

Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.

B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.

C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.

D. Dung dịch đậm đặc của Na2CO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

Câu 64: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là

A. Cu2+ + 2e → Cu.     

B. Cu → Cu2+ + 2e.

C. Cl2 + 2e → 2Cl-.       

D. 2Cl- → Cl2 + 2e.

Câu 65: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và ancol Z. Biết dung dịch của ancol Z hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là?

A. HCOOCH2CH2OOCCH3.                   

B. HCOOCH2CH2CH2OOCH.

C. CH3COOCH2CH2OOCCH3.     

D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.

Câu 66: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là?

A. 5,92.                        B. 5,36.

C. 7,09.                        D. 6,53.

Câu 67: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.

(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu dược dung dịch chứa hai muối là

A. 2.                               B. 3.

C. 5.                               D. 4.

Câu 68: Hòa tan 45,48 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ cho tới khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng. Sau điện phân thu được 17,28 gam kim loại ở catot và 6,048 lít khí (đktc) ở anot. Cô cạn dung dịch sau điện phân thu được muối rắn, đem muối này điện phân nóng chảy thu được 2,688 lít khí (đktc). Hai kim loại chứa trong hỗn hợp X là

A. Ag và Mg.           B. Cu và Ca.

C. Cu và Mg.           D. Ag và Ca.

Câu 69: Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với đung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,30.                         B. 0,10.

C. 0,20.                         D. 0,05.

Câu 70: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa Glyxin và Lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Thành phần % về khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong Z là

A. 21,05%.                 B. 10,70%.

C. 13,04%.                 D. 16,05%.

Câu 71: Cho các phát biểu sau:

(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2 – 5% khối lượng cacbon.

(b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.

(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                               B. 4.

C. 3.                               D. 2.

Câu 72: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thương, anilin là chất khí.

(d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp các α-amino axit.

(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                             B. 5.

C. 3.                             D. 4.

Câu 73: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và AlCl3 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 1,008 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị gần nhất với m là

A. 1,6.                          B. 3,2.

C. 0,8.                          D. 2,4.

Câu 74: Cho a mol este X công thức phân tử C9H10O2 tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4.                              B. 3.

C. 2.                              D. 6.

Câu 75: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (MX<MY), dồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

A. 50% và 20%.         B. 20% và 40%.

C. 30% và 50%.         D. 40% và 30%.

Câu 76: Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa hai cation và hai anion trong số các ion sau: K+ (0,15 mol); Mg2+ (0,1 mol); NH4+ (0,25 mol); H+ (0,2 mol); Cl- (0,1 mol); SO42- (0,075 mol); NO3- (0,25 mol) và CO32- (0,15 mol). Một trong hai dung dịch chứa:

A. NH4+, H+, NO3-, CO32-.

B. K+, NH4+, Cl- và CO32-.

C. K+, Mg2+, Cl-, SO42-.      

D. Mg2+, H+, NO3- và CO32-.

Câu 77: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là

A. Cr(OH)3 và NaCrO2.        

B. NaCrO2 và Na2CrO4.

C. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.

D. Cr(OH)3 và Na2CrO4.

Câu 78: Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 (n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của x và y lần lượt là?

A. 0,30 và 0,35.             B. 0,15 và 0,35.

C. 0,15 và 0,30.             D. 0,30 và 0,30.

Câu 79: Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:

Để điều chế 10 lít ancol etylic 46o cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là

A. 10,800.                      B. 3,600.

C. 8,100.                        D. 6,912.

Câu 80: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang là?

A. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

C. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO

D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH.

Lời giải

41

42

43

44

45

D

C

A

A

C

46

47

48

49

50

C

D

B

C

D

51

52

53

54

55

C

D

A

B

A

56

57

58

59

60

C

B

A

D

B

61

62

63

64

65

A

D

B

A

D

66

67

68

69

70

C

D

C

B

D

71

72

73

74

75

B

C

C

A

A

76

77

78

79

80

B

B

C

A

B


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Đối với virut kí sinh trên vi sinh vật, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?

A. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nuclêic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ.

B. Cả axit nuclêic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.

C. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nuclêic nằm ở bên ngoài.

D. Axit nuclêic được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn vỏ capsit nằm ở bên ngoài.

Câu 2: Chu trình tan là hiện tượng

A. virut nhân lên và làm tan tế bào.

B. virut xâm nhập và làm tan tế bào.

C. virut xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan chính mình.

D. tế bào bị hòa tan ngay khi gai glicôprôtêin chạm vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.

Câu 3: Em hãy sắp xếp các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut theo trình tự từ sớm đến muộn.

A. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.

B. Sinh tổng hợp - xâm nhập - hấp phụ - lắp ráp - phóng thích.

C. Xâm nhập - hấp phụ - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.

D. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.

Câu 4: Loại tế bào nào là đối tượng tấn công chủ yếu của HIV khi xâm nhập vào cơ thể người ?

A. Tế bào lim phô B

B. Tế bào limphô T4

C. Tế bào bạch cầu ưa axit

D. Tế bào bạch cầu ưa bazơ

Câu 5: Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ?

1. Người nghiện ma túy     

2. Xe ôm

3. Gái mại dâm

4. Người làm nghề bốc vác

5. Bác sĩ  

6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo

A. 1, 3                   B. 1, 2, 3, 6

C. 1, 3, 6               D. 2, 4, 5

Câu 6: Ở người nhiễm HIV/AIDS, giai đoạn không triệu chứng kéo dài trong bao lâu ?

A. 3 - 5 năm           B. 2 - 3 tháng

C. 1 - 10 năm         D. 1 - 2 tháng

II.  Tự luận

Câu 1. Trình bày chu trình nhân lên của virut?

Câu 2. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu. cho ví dụ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong cấu tạo của virut, thành phần nào có đóng vai trò then chốt, quyết định đặc điểm của các thành phần còn lại?

A. Vỏ ngoài            B. Axit nuclêic

C. Vỏ capsit           D. Lipit

Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên vỏ capsit là gì?

A. Capsôme           B. Nuclêôcapsit

C. Glicôprôtêin      D.Axit nuclêic

Câu 3: Những virut mang cấu trúc xoắn thường có hình dạng bên ngoài như thế nào?

A. Hình sợi hoặc hình nòng nọc

B. Hình que hoặc hình sợi

C. Hình khối đa diện hoặc hình que

D. Hình sợi hoặc hình đĩa

Câu 4: Virut có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Kích thước hiển vi

B. Chưa có cấu tạo tế bào

C. Tất cả các phương án đưa ra

D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc

Câu 5: Ở virut, các gai prôtêin trên bề mặt vỏ ngoài có vai trò gì ?

A. Làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ

B. Quy định hình dạng của virut

C. Là cầu nối giúp virut trao đổi chất với môi trường

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 6: Hai thành phần nào dưới đây không thể cùng tồn tại trong một virut ?

A. Vỏ ngoài và vỏ capsit 

B. Vỏ capsit và ADN

C. ADN và ARN    

D. ARN và vỏ ngoài

II. Tự luận

Câu 1. Nêu khái niệm, các con đường lây truyền,, các giai đoạn phát triển cuả bệnh và biện pháp phòng ngừa HIV?

Câu 2. Nêu các ứng dụng của virut trong thực tiễn?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1 Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, loại tế bào nhận nào được sử dụng phổ biến nhất ?

A. Nấm mốc           

B. Nấm men

C. Vi khuẩn E.coli          

D. Vi khuẩn lactic

Câu 2: Trước đây, khi công nghệ gen chưa phát triển, intefêron được sản xuất như thế nào ?

A. Lọc từ dịch tiêu hóa của ngựa

B. Chiết xuất từ bạch cầu người

C. Chiết xuất từ tụy người

D. Lọc từ tuyến nước bọt của ngựa

Câu 3: Dưới đây là các bước trong quy trình sản xuất intefêron nhờ ứng dụng virut, em hãy sắp xếp chúng theo trình tự từ sớm đến muộn.

1. Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E.coli

2. Tách gen IFN trong tế bào người nhờ enzim cắt

3. Nuôi E.coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên men tách chiết IFN

4. Gắn gen IFN vào ADN của phagơ

A. 2 - 4 - 1 – 3        B. 1 - 4 - 2 - 3

C. 3 - 1 - 4 – 2        D. 2 - 4 - 3 - 1

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là một trong những ưu điểm của thuốc trừ sâu từ virut ?

A. Không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích

B. Phân giải rất nhanh trong điều kiện thường

C. Có tính đặc hiệu cao

D. Dễ sản xuất

Câu 5: Hoạt động của đối tượng nào dưới đây là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật ?

A. Virut kí sinh trên côn trùng

B. Vi nấm

C. Vi khuẩn              

D. Phagơ

Câu 6: Hiện con người đã biết khoảng bao nhiêu loại phagơ ?

A. 500 loại        B. 1000 loại

C. 3000 loại      D. 2000 loại

II. Tự luận

Câu 1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Nêu một số bệnh do virut thường gặp?

Câu 2.

a) Cách hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm sốt xuất huyết là gì?

b)  Có thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? Vì sao?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền còn lại?

A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi

B. Truyền qua đường tiêu hóa

C. Truyền qua vết thương hở

D. Truyền từ mẹ sang con

Câu 2: Trong cơ thể người, thành phần nào dưới đây không phải là một bộ phận của miễn dịch không đặc hiệu?

A. Kháng thể do tế bào limphô B tiết ra

B. Dịch axit của dạ dày

C. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp

D. Đại thực bào và bạch cầu trung tính

Câu 3: Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại, đó là?

A. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tập nhiễm.

B. miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch tế bào.

C. miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch thể dịch.

D. miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

Câu 4: Bệnh nào dưới đây có thể phòng ngừa nếu chúng ta ăn uống đảm bảo vệ sinh?

A. Viêm phổi         B. Quai bị

C. Đậu mùa          D. Viêm gan C

Câu 5: Trong nhóm bệnh do virut gây ra, loại miễn dịch nào đóng vai trò chủ lực?

A. Miễn dịch tế bào

B. Miễn dịch thể dịch

C. Miễn dịch tập nhiễm

D. Miễn dịch không đặc hiệu

Câu 40: Miễn dịch tế bào có sự tham gia của loại tế bào nào dưới đây?

A. Tế bào T độc    

B. Tế bào limphô B

C. Hồng cầu       

D. Bạch cầu trung tính

II. Tự luận.

Câu 1. Nêu ảnh hưởng của các yếu tố lí học đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 5 - Chương III - Phần 3 - Sinh học 10

Câu 1: Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virut mà người ta coi virut chỉ là một dạng sống?

A. Không có cấu tạo tế bào.

B. Cấu tạo bao gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.

C. Trong tế bào chủ có khả năng sinh sản và sinh trưởng.

D. Có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

Câu 2: HIV chỉ xâm nhập và làm tan tế bào limphô T ở người vì:

A. HIV không thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.

B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số tế bào nhất định.

C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào limphô T ở người.

D. Kích thước của chúng quá nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế bào limphô T ở người.

Câu 3: Capsôme là:

A. Đơn vị prôtêin cấu tạo nên vỏ capsit.

B. Lõi của virut.

C. Các gai glicoprotein    

D. Phức hệ vỏ capsit và lõi axit nuclêic.

Câu 4: Virut ADN và virut ARN lần lượt là:

(1). VR đậu mùa.

(2). VR viêm gan B.

(3). VR cúm.

(4). VR viêm não Nhật Bản.

(5). phagơ.

Phương án đúng:

A. 1,2,5/ 3,4            B. 1,2,4/3,5   

C. 1,2,3/4,5             D. 1,3/2,4,5

Câu 5: Vi rut khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc xoắn

B. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối.

C. Cấu trúc hình trụ.      

D. Cấu trúc khối.

Câu 6: Giai đoạn hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ được gọi là:

A. Lắp ráp.                   B. Hấp phụ.   

C. Sinh tổng hợp.         D. Xâm nhập.

Câu 7: Để phòng virut kí sinh trên vi sinh vật cần:

(1). Tiêu diệt vật trung gian truyền virut.

(2). Vệ sinh dụng cụ nuôi cấy.

(3). Chọn giống kháng virut.

(4). Vệ sinh cơ thể.

Phương án đúng:

A. 1, 2                B. 1, 2, 3   

C. 3, 4                D. 2, 3.

Câu 8: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?

A. Viêm gan.             B. Sởi.  

C. Lao.                     D. Bại liệt

Câu 9: Miễn dịch đặc hiệu gồm:

A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh

B. Các loại miễn dịch thể dịch.

C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

D. Các loại miễn dịch nhân tạo.

Câu 10: Chỉ tiêm phòng vacxin khi:

A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.

C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.

D. Cơ thể khỏe mạnh.

Câu 11: Các yếu tố sau:

(1). Nước mắt

(2). Dịch axit của dạ dày

(3). Kháng nguyên

(4). Đại thực bào

(5). Máu

(6). Tế bào T độc.

Tổ hợp đúng về loại miễn dịch không đặc hiệu là:

A. 1, 2, 3, 4.               B. 1, 2, 4, 5.   

C. 1, 2, 4.                   D. 2, 3, 5, 6.

Câu 12: Virut gây bệnh ...... vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi là:

A. HIV                     B. dại.   

C. đậu mùa.            D. viêm não.

Câu 13: Sau khi nhiễm phagơ tái tổ hợp có mang gen tổng hợp inteferon vào VK. E.Coli, khâu tiếp theo sẽ:

A. Tách sản phẩm interferon.  

B. Nuôi trong nồi lên men.

C. Quay li tâm.         

D. Loại bỏ những tạp chất.

Câu 14: Nulêôcapsit là:

A. Phức hợp giữa axit nuclêic và glixêrol.

B. Phức hợp giữa vỏ capsit và lõi axit nuclêic.

C. Phức hợp giữa vỏ capsit và đường ribôzơ.

D. Phức hợp giữa vỏ prôtêin bên ngoài và bên trong chứa cả lõi ADN và ARN.

Câu 15: Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào:

A. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào.

B. Qua các chất thải bài tiết từ bộ máy Gôngi.

C. Sự di chuyển của các bào quan.

D. Hoạt động của nhân tế bào.

Câu 16: Vi rut gây bệnh cho nguời, vật nuôi và cây trồng, nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai trò đó là:

A. Xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.

B. Nuôi vi rut để sản xuất intêfêron.

C. Nuôi vi rut để sản xuất insulin.

D. Công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn.

Câu 17: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật...

A. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.

B. tấn công khi vật chủ đã chết.

C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.

D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.

Câu 18: Khi giẫm phải dây kẽm gai, khi đến bệnh viện sẽ được tiêm:

A. Huyết thanh chống vi trùng uốn ván.  

B. Vacxin phòng vi trùng uốn ván.

C. Thuốc kháng sinh.          

D. Thuốc bổ.

Câu 19: Điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu là:

A. Xảy ra khi có virut xâm nhập.

B. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

C. Xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập.

D. Xảy ra khi có kháng thể xâm nhập.

Câu 20: Virut thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con đường:

A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước.

B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào.

C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào.

D. Nhờ côn trùng, gió, nước.

Câu 21. Nội dung nào là sự xâm nhập của Virut kí sinh động vật?

A. Sau khi bám thụ thể, Virut đưa hệ nucleocapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo" protein.

B. Sau khi bám thụ thể,Virut bơm axitnucleic vào trong tế bào chủ.

C. Sau khi bám thụ thể, Virut tự tổng họp vật chất ở đó.

D. Sau khi bám thụ thể, Virut xâm nhập vào và lắp ráp các thành phần tạo Virut hoàn chỉnh.

Câu 22: Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là:

A. Chất kháng thể.             B. Enzim.   

C. Hoocmon.                      D. Intefêron.

Câu 23: Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện:

A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu

B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn

C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn

D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù hợp

Câu 24: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự:

A. hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.

B. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → sinh tổng hợp → phóng thích.

C. hấp phụ → lắp ráp → sinh tổng hợp → xâm nhập → phóng thích.

D. hấp phụ → lắp ráp → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích.

Câu 25: Trong cơ thể người, HIV hoạt động như thế nào?

A. làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công

B. gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào)

C. kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu máu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công

D. kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu

Câu 26: Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì virut

A. không có hình dạng đặc thù.

B. có kích thước vô cùng nhỏ bé.

C. chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.

D. có hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nucleic.

Câu 27: Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?

A. Dạng sống không có cấu tạo tế bào.

B. Là dạng sống đơn giản nhất.

C. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào.

D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.

Câu 28: Đặc điểm nào có thể chứng minh virut là dạng trung gian giữa thể sống và thể không sống?

A.Vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN.   

B. Kí sinh nội bào bắt buộc.

C. Cấu trúc rất đơn giản.    

D. Hình thái đơn giản.

Câu 29: Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở

A. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.   

B. nước tiểu, mồ hôi.

C. đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng.   

D. nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng.

Câu 30: Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa protein của chủng virut A và một nửa protein của chủng virut B thì chủng virut lai sẽ có dạng:

A. vỏ giống A và B, lõi giống B

B. vỏ giống A, lõi giống B.

C. giống chủng A.        

D. giống chủng B.

Câu 31: Miễn dịch không đặc hiệu là:

A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi.

C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể.

D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Câu 32: Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai?

A. Truyền từ mẹ sang con.

B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.

C. Khả năng lây truyền rất cao.

D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.

Câu 33: Đối tượng tác động của virut HIV là:

A. Bạch cầu LimphoT4.      

B. Bạch cầu.   

C. Hồng cầu

D. Tiểu cầu.

Câu 34: Khi điểm thụ thể của một loại virut trên vi khuẩn bị phá vỡ thì không xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. các phagơ hấp thụ trên bề mặt tế bào vi khuẩn.

B. không xảy ra các phản ứng hóa học tương ứng.

C. các phagơ bị tan biến.

D. phagơ xâm nhập vào vi khuẩn.

Câu 35: Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây qua đường hô hấp?

A bệnh SARS          B. Bệnh AIDS

C Bệnh cúm             D. Bệnh lao

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”