Ý nghĩa câu nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" - Ngữ Văn 12

Bài 1:“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc

Lời giải

Bài 1:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc.

 Ngay từ khi còn nhỏ, mới cắp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.

Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.

Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.

Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.

Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.

Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.

Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

Bài 2:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và vì sao hiền tài lại là nguyên khí quốc gia, hôm nay chúng ta hãy thử tìm hiểu về chân lý này và mối quan hệ của nó với vận mệnh nước nhà.

Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu nghĩa của câu “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. “Hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức. “Nguyên khí” là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vậy “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

Vậy thì tại sao hiền tài lại là nguyên khí của quốc gia? Trong mỗi quốc gia nhất thiết phải có một bộ phận lãnh đạo, điều hành đất nước, nếu như đất nước mà những người điều hành toàn là những kẻ ngu dốt, không học thức, không đạo đức thì có phải chăng là đã huỷ diệt đất nước hay không, dẫn chứng cụ thể cho điều này ta có thể lấy về chính quyền Khơ-me đỏ từ năm 1975 đến năm 1979 chúng lãnh đạo vương quốc Campuchia và đã đưa đất nước đến thảm hoạ diệt chủng, gây nên bao nỗi đau và sự căm hờn cho đất nước ta và người dân Campuchia, từ đấy ta thấy nếu quốc gia mà thiếu một hiền tài mà trụ cột thì chắc chắn đất nước sẽ diệt vong, xã hội ắt sẽ loạn.

Vậy trong quốc gia đã có người lãnh đạo thì họ sẽ phải lãnh đạo ai, họ sẽ phải lãnh đạo những hiền tài khác, nếu như người mà họ lãnh đạo là những con người ngu muội, đầu óc không sáng suốt, không biết sáng tạo thì chẳng phải là “ đổ nước vào cái xô thủng “ sao, vậy nên trong mỗi quốc gia cần có những hiền tài để xây dựng và phát triển đất nước theo đúng đường lối của người lãnh đạo, họ phải biết tự sáng tạo ra những ý kiến mới, tạo ra những phát minh mới, ví như những quốc gia như Mỹ, Nga, Anh, Pháp vì sao họ có thể phát triển đi trước các quốc gia khác, chính là nhờ họ có những nhà khoa học, bác học lỗi lạc đã tạo ra những kì tích trong khoa học kĩ thuật, đưa quốc gia phát triển lên một tầm cao mới. Hay ngay ở nước ta, đại tướng Võ Nguyên Giáp theo đường lối chỉ đạo của Bác Hồ vĩ đại đã tạo nên một trận Điện Biên Phủ làm trấn động năm châu, khiến cho người Pháp phải khăn gói về nước. Từ đó mới thấy tầm quan trọng của hiền tài trong công cuộc đổi mới đất nước.

Không những thế, chúng ta còn phải làm cho những người nông dân bình thường cũng có thể trở thành hiền tài, quốc gia nào cũng cần có những người dân thông minh và biết sáng tạo, đổi mới để đem lại lợi ích cho chính mình. Nhà nước ta đang chủ trương giáo dục, chính là để nâng cao dân trí, nuôi dưỡng phát triển những hiền tài trong tương lai. Ở các quốc gia phát triển, khi muốn ban hành những điều luật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân thì họ đều phải đưa ra để trưng cầu dân ý để xem xét ý kiến của những người dân. Hay là các nhà khoa học khi đưa ra bất kì phát minh hay sáng kiến nào thì điều phải nghĩ đến có thể ứng dụng được cho người dân của họ hay không. Đất nước có nền dân trí cao, thì sẽ là động lực để thúc đẩy để phát triển các ngành kinh tế, vì công nghệ ngày càng đổi mới mà người dân không đi theo kịp thì sẽ bị tuột hậu và thua thiệt. Có những người nông dân Việt Nam, họ không cần chờ đến người khác mà họ đã tự phát minh những công cụ của riêng mình để phục vụ cho lao động, đó cũng chính là những hiền tài cho đất nước.

Hay trong giáo dục, những nhân tài trẻ tuổi đã làm rạng danh Việt Nam trong những cuộc thi lớn, thì đó cũng chính là hiền tài cuộc đất nước. Vận mệnh đất nước sao này sẽ phải giao cho những con người trẻ tuổi và tài năng như thế để đưa dân tộc hồi sinh và phát triển.

Qua các ý trên ta có thể thấy, hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, đất nước mà mỗi người dân là một hiền tài thì đất nước sẽ không ngừng phát triển, đất nước mà mỗi nhà lãnh đạo là một hiền tài thì vận mệnh nước nhà sẽ vững trải, xã hội sẽ ổn định. Bởi thế nên chúng ta phải hết sức phát huy khả năng và nuôi dưỡng các hiền tài, phải tạo điều kiện để họ thể hiện chính mình phục vụ cho đất nước.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là chân lý khả định vai trò quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh dân tộc. Và mỗi chúng ta, những con dân đất việt phải có nhiệm vụ cống hiến sức lực của mình để phục vụ đất nước, dân tộc, nhân dân vì chúng ta chính là nguồn nguyên khí của đất nước.


Bài Tập và lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 1 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Lựa chọn thích hợp điền vào chỗ trống:

…dòng điện chạy qua 1 dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vòa hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở dây.

A. Điện tích               

B. Điện lượng            

C. hiệu điện thế          

D.Cường độ

Câu 2. Công thức biểu thị định luật Ôm là

A.\(R = {U \over I}\) 

B. \(I = {R \over U}\)             

C.\(I = {U \over R}\)              

D.\(R = {I \over U}\)

Câu 3.Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 1 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2, R3 có giá trị là: 

A. R1 = 20Ω,    R2 = 120Ω,    R3 = 60Ω

B. R1 = 12Ω,    R2 = 8,3Ω,     R3 = 4,16Ω

C. R1 = 60Ω,    R2 = 120Ω,    R3 = 240Ω

D. R1 = 30Ω,    R2 = 120Ω,    R3 = 60Ω

Câu 4. Khi đặt hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là

A.12V                         B. 9V                         

C. 20V                          D. 18V

Câu 5. Một mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. Điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch là U = 12V. Hiệu điện thế hai đầu R2 là:

A. 4V                          B. 4,8V                                  

C. 7,2V                       D.10V

Câu 6. Một mạch điện gồm có 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω, mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch U là

A.10V                                     B. 11V 

C. 12V                                    D. 13V

Câu 7: Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 2Ω mắc nối tiếp,cường độ dòng điện qua mạch là 0,12A. Nếu mắc song song hai điện trở trên vào mạch thì cường độ dòng điện là

A.1,2A                                    B. 1A                                     

C. 0,5A                                   D. 1,8A

Câu 8: Cho hai điện trở R1,  R, biết R2 = 3R1. Và R1 = 15Ω. Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chay qua nó có cường độ là

A. 2A                         B. 2,5A

C. 4A                         D. 0,4A

Câu 9: cường độ dòng điện chạy qua 1 bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A.Tăng 5V                 

B. Tăng 3V                

C. Giảm 3V                

D. Giảm 2V

Câu 10. Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là

A. 1500V                               B. 15V 

C. 60V                                   D. 6V

Xem lời giải

Đề kiểm 15 phút - Đề số 2 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Lựa chọn thích hợp điền vào chỗ trống:

…của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn điện càng tốt.

A.Điện trở                  

B. Chiều dài               

C. Cường độ              

D. Hiệu điện thế

Câu 2. Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo là

A.Điện kế mắc song song với vật cần đo.

B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo

C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.

D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo.

Câu 3. Trên hình 2 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với 2 đầu dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2 , R3 có giá trị là

 

A.R1 = 16Ω,    R2 = 8Ω,    R3 = 4Ω

B. R1 = 12Ω,    R2 = 8,3Ω,     R3 = 4,16Ω

C. R1 = 60Ω,    R2 = 120Ω,    R3 = 240Ω

D. R1 = 62,5Ω,    R2 = 125Ω,    R3 = 250Ω

Câu 4. Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây có điện trởlà

A.1Ω                           B. 2Ω                         

C. 3Ω                          D. 4Ω

Câu 5. Mỗi đoạn mạch điện gồm 2 điện trởR1 = 6Ω, R2 = 3Ω  mắc song song với nhau vào hai điểm có hiện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là

A.R = 9Ω và I = 0,6A            

B. R = 9Ω và I = 1A

C. R = 2Ω và I = 1A

D. R = 2Ω và I = 3V

Câu 6. Đặt một hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu điện trở R1 ,R2 biết R2 = 2 R1 . Nếu 2 điện trở R1 , R2mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện là I = 0,2A. Nếu mắc hai điện trở R1 , R2  song song vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch chính là

A.0,2A                        B. 0,3 A                     

C. 0,4A                       D. 0,9A

Câu 7:Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là

A. 1,2A                       B. 1A                         

C. 0,9A                       D. 1,8A

Câu 8:Một dây điện trở có chiều dài 12m và có điện trở là 36Ω. Điện trở dây dẫn khi cắt ngắn dây đi 2m là

A.10Ω            

B. 20Ω                       

C. 30Ω                                   

D. 40Ω

Câu 9: Biểu thức định luật Ôm với 1 đoạn mạch là

A.I= U2/R                              

B. I = U2R                              

C.I = U/R                   

D. I = UR

Câu 10.Điện trở R1 = 100Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 50Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là.

A.U = 80V                 

B. U = 60V                

C. U = 90V                

D. U = 30V

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 1 - Vật lí 9

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp?

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch:

A. Bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần

B. Bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần

C. Bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần

D. Luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.

Câu 2.  Trên hình 3 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một đầu dây dẫn vào hiệu điện thế đối với 2 đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là sai ? 

A. Khi hiệu điện thế U = 40V thì cường độ dòng điện là 3,2A

B. Khi hiệu điện thế U = 10V thì cường độ dòng điện là 0,8A

C. Khi hiệu điện thế U = 12V thì cường độ dòng điện là 0,96A

D. Khi hiệu điện thế U = 32V thì cường độ dòng điện là 4A

Câu 3. Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω mắc vào hai điểm A, B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2

A.10Ω                         B. 20Ω                        C. 30Ω                        D.40Ω

Câu 4. Cho 2 điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω. Mắc R1 song song R2 vào hiệu điện thế U = 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là

A.1A                           B. 0,6A                       C. 2A                          D. 0,5A

Câu 5. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện

A.Giảm đi 3 lần                      

B. Tăng 3 lần

C. Giảm đi 0,2A

D. Là I = 0,2A

B. TỰ LUẬN

Câu 6: Ba điện trở R1 = 2Ω; R2 = 3Ω; R3 = 6Ω được mắc song song, giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế UAB (hình 4); khi đó cường độ dòng điện qua R1 là 2A. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở còn lại và hiệu điện thế giữa hai điểm AB. 

Câu 7. Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện tối đa là 1A; R2 = 30Ω chịu được dòng điện tối đa là 0,5A mắc nối tiếp.Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để k hi hoạt động không có điện trở nào bị hỏng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương 1 - Vật lí 9

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Kết luận nào sau đây nói về cách dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua một điện trở đúng ?

Để đo cường độ dòng điện chạy qua một điện trở dùng ampe kế mắc:

A. Nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện            

B. Song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện    

C. Nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) nối với cực dương , chốt (+) nối với cực âm của nguồn điện       

D. Song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) nối với cực dương , chốt (+) nối với cực âm của nguồn điện

Câu 2. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4A. Quan sát bảng giá trị hiện điện thế vào cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A,B,C,D thì không phù hợp ?

Hiệu điện thế U(V)

8

9

16

C

D

Cường độ dòng điện I(A)

0,4

A

B

0,95

1

A. 0,54A                     B.0,8A                        C.19V                         D.20V

Câu 3. Cho hai điện trở R1 = R2 =20Ω  mắc vào hai điểm A,b Điện trở tương đương của mạc AB khi Rmắc song song R

A.10Ω

B. 20Ω

C. 30Ω

D. 40Ω

Câu 4. Cho 2 điện trở R1 = 20Ω;  R2 =60Ω. Mắc R1 nối tiếp R2 vào hiệu điện thế U = 120V. Cường độ dòng điện qua mạch trên là

A.10A                       

B. 7,5A                      

C. 2A                         

D. 1,5A

Câu 5. Khi đặt hai đầu dây điện vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là

A.12V                         B. 9V                          C. 15V                        D.18V

B. TỰ LUẬN

Câu 6.  Cho mạch điện như hình 5 với R1 = 2Ω;   R2 =4Ω , R3 = 8Ω; R4 =10Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì đo được hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 2V. Tính hiệu điện thế U và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở thành phần?

Câu 7: Cho hai điện trở R1 = 15Ω, chịu được dòng điện tối đa là 2A; R2 =15Ω chịu được dòng điện tối đa là 1,5A mắc song song. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để khi hoạt động không có điện trở nào hỏng?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 ; R2 ; R mắc song song. Khi dòng điện qua các điện trở bằng nhau ta có thể kết luận các điện trở R1 ; R2 ; R bằng nhau? Vì sao?

Câu 2. Cho mạch điện theo sơ đồ hình 6, trong đó điện trở R1 = 5Ω; R2 = 15Ω ; Vôn kế chỉ 3V.

a) tìm chỉ số của Ampe kế

b) tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB.

Câu 3. Ba bóng đèn giống nhau và đều có hiệu điện thế định mức 12V được mắc nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 24V. Tìm hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn.

 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 ; R2 ; R mắc nối tiếp. Khi hiệu điện thế hai đầu các điện trở bằng nhau ta có thể kết luận các điện trở R1 ; R2 ; R bằng nhau? Vì sao?

Câu 2. Cho mạch điện theo sơ đồ hình 7. Điện trở R1 = 10Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 12V.

a) Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1

b) Giữ nguyên UMN = 12V thay điện trở R1 bằng R2 khi đó ampe kế chỉ giá trị \(I_2= {I \over 2}\). Tính điện trở R2.

 

Câu 3.Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 120Ω; R2 = 60Ω; R = 40Ω mắc song song với nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 3A.

 

a) Tính điện trở tương đương qua của đoạn mạch

b) Tính hiệu điện thế U

c) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có chiều dài là 30m. Điện trở của dây thứ hai là

A.4Ω                           B. 6Ω                         

C. 8Ω                         D. 10Ω

Câu 2. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, 1 dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỷ số \({{{R_1}} \over {{R_2}}}\) bằng

A. \({{{l_1}} \over {{l_2}}}\)                   

B. \({l_1}.{l_2}\)            

C. \({{{l_2}} \over {{l_1}}}\)                          

D. \({l_1} + {l_2}\)   

Câu 3. Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương đương là S1, R1 và S2, R2 . Hệ thức nào dưới đây là đúng

A. S1R1 = S2 R2

B. \({{{S_1}} \over {{R_1}}} = {{{S_2}} \over {{R_2}}}\)

C. R1R2 = S1 S2

D. \({{{S_1}} \over {{S_2}}} = {{{R_1}} \over {{R_2}}}\)

Câu 4. Hai dây dẫn bằng dồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp 4 lần tiết diện dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8Ω. Điện trở của dây thứ nhất là

A. 2Ω                              B. 3Ω                     

C. 8Ω                              D.  32Ω          

Câu 5. Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất

A. Đồng                

B. Nhôm              

C. Sắt                  

D.  Nicrom

Câu 6. Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất p là

A. \(R = {{4pl} \over {\pi {d^2}}}\)                    

B. \(R = {{4{d^2}l} \over p}\)                

C. \(R = {{4pd} \over {\pi l}}\)   

D. \(R = 4\pi p{d^2}\)

Câu 7: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi.

A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện

B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện

C. Biến trở được mắc song song với mạch điện

D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.                    

Câu 8: Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và điện trở suất 0,5.10-6 Ω. Chiều dài của dây constantan là

A. 10m                                    B. 20m         

C. 40m                                    D. 60m

Câu 9: Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài l, có tiết diện đường kính d và có điện trở R1 = 13Ω. Biết chiều dài của dây dẫn 2 là l’ = 4l và tiết diện có đường kính d’ = 2d. Điện trở của dây dẫn thứ hai là?

A. 6,5Ω                  B. 13Ω             

C. 26Ω                   D. 12Ω

Câu 10. Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U. Biết điện trở suất của nicrom p = 1,1.10-6 Ωm. Điện trở của dây dẫn có giá trị là

A.R = 55Ω                       

B. R = 110Ω                    

C. R = 220Ω                    

D. R = 50Ω

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2,5Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có chiều dài là 18m. Điện trở của dây thứ hai là

A. 4Ω              B. 18Ω                                   

C. 8Ω              D. 4,5Ω

Câu 2. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỷ số

\({{{R_1}} \over {{R_2}}}\)= 4. Vậy tỷ lệ \({{{l_2}} \over {{l_1}}}\) là            

A.4                              B. 2                         

C. 0,5                          D. 0.25

Câu 3. Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu 1 cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là.

A. 20m

B. 30m

C. 40m

D. 50m

Câu 4. Hai dây dẫn bằng dồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp 2 lần tiết diện dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8Ω. Điện trở của dây thứ nhất là

A.2Ω                           B. 3Ω                         

C. 4Ω                          D.  16Ω          

Câu 5. Ba dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, Dây thứ nhất bằng nhôm có điện trở R2, Dây thứ nhất bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

A.R3 > R2 > R1,

B. R1 > R3 > R2

C. R2 > R1 > R3

D. R1 > R2 > R3                

Câu 6. Lập luận nào dưới đây là đúng?

Điện trở của dây dẫn

A.Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp đôi

B. Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp đôi

C. Giảm đi 1 nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện tăng lên gấp bốn

D. Tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện giảm đi một nửa

Câu 7: Trên một điện trở có ghi 10Ω - 2A. Ý nghĩa của con số đó là gì?

A.Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.

B. Giá trị điện trở lớn nhất của biến trở và cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được

C. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được

D. Giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở và cường độ dòng điện nhỏ nhất mà biến trở chịu được.

Câu 8: Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của 2 dây.

A.Rđồng = Rnhôm                             

B. Rđồng > Rnhôm    

C. Rđồng < Rnhôm                            

D. Rđồng = 2Rnhôm  

Câu 9: Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài l, có tiết diện S và có điện trở R1 = 6Ω. Biết chiều dài của nó là l’ = 2l và tiết diện S’ = 4S. Điện trở của dây dẫn thứ hai là?

A. 2Ω                          B. 3Ω                       

C. 6Ω                          D. 18Ω

Câu 10. Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là

AI = 2A                        B. I = 4A                 

C. I = 6A                        D. I = 8A

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài là 10m, dây thứ hai có điện trở R2 =17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là

A. 34m                 B. 170m                          

C. 85m                 D. 11,76m

Câu 2. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, 1 dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỷ số \({{{R_1}} \over {{R_2}}}=5\) Vậy tỉ số  \({{{l_2}} \over {{l_1}}}\) là

A. 0,2                   B. 2,5                          

C.0,5                    D. 0,25

Câu 3. Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây.Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA.Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là

A. 1 Ω             B. 2 Ω                                   

C.3 Ω              D.4 Ω

Câu 4. Hai dây dẫn bằng dồng có cùng chiều dài,một dây có  tiết diện Svà  điện trở  4 Ω ,dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12 Ω .Tỉ số \({{{S_1}} \over {{S_2}}}\) bằng

A. 1/2                       B. 2                            

C. 1/3                       D.  3   

Câu 5.  Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại ,dây thứ nhất có chiều dài l, có tiết diện đường kính d và có điện trở là R1 = 12 Ω.Biết chiều dài của nó là \(l’=2l\) và tiết diện có đường kính d’ = 2d. Điện trở của dây dẫn thứ 2 là:

A. 2Ω                         B. 3Ω     

C. 6Ω                         D. 18Ω           

B. TỰ LUẬN

Câu 6. Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dẫn có l1 có điện trở R1 và dây kia dài \({l_{2}} = {\rm{ }}8{l_1}\) có điện trở R2. Hãy tính tỷ số \({{{R_1}} \over {{R_2}}}\)?

Câu 7: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 2,5mm2 và có điện trở R1 = 330Ω. Hỏi dây thứ hai có tiết diện 12,5mm­2 thì điện trở R2 bằng bao nhiêu?.    

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 12Ω và có chiều dài là 16m, dây thứ hai có điện trở R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là

A. 1,3m          B. 12,75m                              

C. 22,67m      D. 24,76m

Câu 2. Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỷ số \({{{l_2}} \over {{l_1}}}\)= 4. Vậy tỷ số \({{{R_1}} \over {{R_2}}}\) là

A. 4                             B. 2                      

C. 0,5                          D. 0,25           

Câu 3. Hai dây nhôm có cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω và 6Ω. Dây thứ nhất có chiều dài 15m. Chiều dài của dây thứ 2 là

A. 16m

B. 17m

C. 18m

D. 20m

Câu 4. Hai dây dẫn bằng dồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp 3 lần tiết diện dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 6Ω. Điện trở của dây thứ nhất là

A. 2Ω                        B. 3Ω                         

C. 6Ω                        D.  18Ω          

Câu 5. Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài \(l\), có tiết diện S và có điện trở R1  = 3Ω. Biết chiều dài của nó là \(l’ = 4l\) và tiết diện S’ = 2S, điện trở của dây thứ hai là

A. 2Ω                      B. 3Ω                         

C. 6Ω                     D.  18Ω          

B. TỰ LUẬN

Câu 6. Một dây dẫn điện trở có chiều dài 12m có điện trở 36Ω. Tính điện trở dây dẫn khi

a) cắt ngắn dây đi 2m

b) nối thêm dây điện trở khác giống dây trên dài 5m

Câu 7: Hai dây đồng có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 10mm2, dây thứ hai có tiết diện 30mm2. Hãy so sánh điện trở của hai dây dẫn này.    

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 11 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Khi chiều dài của dây dẫn đồng chất hình trụ tăng lên gấp đôi và đường kính tăng lên gấp 3 thì điện trở của nó sẽ thay đổi như thế nào?

Câu 2. Một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở bằng 8Ω.Gập đôi dây của nó để có một dây dẫn mới (chiều dài giảm 2 lần ,tiết diện tăng 2 lần) .tìm điện trở của dây mới này   

Câu 3. Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện qua hai dây dẫn,thấy số chỉ của ampe kế là như nhau thì có kết luận được là điện trở của các dây dẫn bằng nhau không? Tại sao ?

 Câu 4. Hãy tính điện trở của dây dẫn constantan có chiều dài 3.14m và tiết diện đều S = 3.14mm2 ; điện trở suất p = 0,5.10-6Ωm.

Câu 5. Một dây dẫn bằng nikeelin có tiết diện đều ,có điện trở suất p=0,4.10-6Ωm.

a) đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu dây,ta đo được cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A .Tính điện trở của dây.

b) Tính tiết diện của dây biết nó có chiều dài 5,5m

A. 2Ω                                B. 3Ω             

C. 6Ω                                D.  18Ω          


 

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 12 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Hai dây nhôm có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện S1 và có điện trở R1, dây thứ nhất có tiết diện S2 = 4S1 và có điện trở R2. Tính tỷ số điện trở của hai dây này?

Câu 2. Một sợi dây sắt dài l1 = 100m có tiết diện S1 = 0,2mm2 có điện trở R1 = 120Ω. Hỏi một sợi dây sắt khác dài l2 = 50m có điện trở R2 = 40Ω thì có tiết diện S2 bằng bao nhiêu? 

Câu 3. Điện trở của hai dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hai dây dẫn giống nhau (có cùng tiết diện chiều dài) nhưng được làm bằng hai kim loại khác nhau điện trở của chúng có thể bằng nhau không? Tại sao?

Câu 4. Một dây tóc bóng đèn làm bằng Vonfam ở nhiệt độ trong phòng có điện trở 50Ω có tiết diện tròn đường kính 0,04mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này. Cho biết điện trở suất của Vonfam là p = 5,5.10-8Ωm.  

Câu 5. Một đồng tiết diện đều bằng 0,1mm2 có điện trở 10Ω, điện trở suất của đồng p = 1,7.10-8Ωm.

a) phải đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A.

b) Tính chiều dài của dây.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 13 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động mạnh nhất.

B. Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động yếu nhất.

C. Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động bình thường.

D. Các phát biểu trên đều sai

Câu 2. Các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai khi nói về máy phát điện xoay chiều?

A. Phần cứng: là khung dây sinh ra dòng điện xoay chiều

B. Phần cảm: là nam châm sinh ra từ trường

C. Rôtô: là bộ phận quay

D. Stato: là bộ phận góp điện để đưa dòng điện ra ngoài.

Câu 3. Tính công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút, biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, cường độ dòng điện qua động cơ là 2A và hiệu suất của động cơ là 80%.

A. 211,300J

B. 211,200J

C. 211,600J

D. 271,200J

Câu 4. Cho hai điện trở có giá trị R1 = R2. Nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 2 lần

Câu 5. Một bóng đèn trên nhãn có ghi 220V – 40W ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là

A. 400W                     B. 2400J           

C. 2200kW                  D. 24kJ

Câu 6. Khi bếp điện hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành dạng năng lượng là.

A. Nhiệt năng

B. Hóa năng

C. Cơ năng

D. Năng lượng ánh sáng                      

Câu 7: Mối quan hệ giữa đơn vị jun và đơn vị calo là?

A. 1J = 0,24 calo

B. 1calo = 0,24J

C. 1J = 1calo

D. 1J = 4,18calo               

Câu 8: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lý nhất?

A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện

B. Không đun nấu bằng điện

C. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết

D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc trong thời gian tối thiểu cần thiết.                        

Câu 9: Cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 24V, giá trị các điện trở là R1 = R2 = 8Ω. Trong thời gian 12 phút, công của dòng điện sản sinh ra trong mạch là

A. 103680J                       

B. 1027,8J                                    

C. 712,8J                          

D. 172,8J

Câu 10. Một bóng đèn có công suất 40W có dòng định mức chạy qua là I = 2A, phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế nào để nó sáng bình thường?

A. U = 110V

B. U = 220V

C. U = 40V

D. U = 20V

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 14 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Mắc biến trở vào một hiệu điện thế không đổi.Nhiệt lượng tỏa ra trên biến trở trong cùng một thời gian sẽ tăng bốn lần khi điện trở của biến trở

A. Tăng lên gấp đôi

B. Giảm đi hai lần

C. Giảm đi bốn lần

D. Tăng lên bốn lần.

Câu 2. Trên các dụng cụ điện thường ghi số 220V và số oát (W). Số oát (W) này cho biết điều nào dưới đây?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế 220V

C.  Công mà dòng điện thực hiện trong 1 phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong 1 giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế

Câu 3. Tính công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 30 phút, biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 380V, cường độ dòng điện qua động cơ là 4,5A và hiệu suất của động cơ là 75%.

A. 2308500J

B.1308500J

C. 2108500J

D. 3108500J

Câu 4. Cho hai điện trở có giá trị R1 = 2R2. Nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A.Tăng 4 lần

B. Giảm 4,5 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 3 lần

Câu 5. Bếp điện trên nhãn có ghi 220V – 1500W ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong 10 phút là

A. 1000W                   B. 9000J     

C. 60kW                     D. 90kJ

Câu 6. Công thức nào là công thức công suất của một đoạn mạch.

A. P = U.R.t

B. P = I.R

C. P = U.I.t

D. P = U.I         

Câu 7: đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất điện?

A. KW

B. Kw.A

C. W

D. kW.h   

Câu 8. Điện năng được sử dụng nhiều vì lý do nào sau đây?

A. Dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác

B. Dễ truyền tải đi mọi nơi

C. Truyền tải rất nhanh chóng và hiệu suất cao

D. Cả ba ý trên đều đúng.            

Câu 9: khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây dẫn này có cường độ là 0,3A. Nếu tăng hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì công suất dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu

A. 1,35W                                B. 2,25W    

C. 3,75W                                D. 7,5W

Câu 10. Một bóng đèn có ghi 3V – 6W. điện trở của bóng đèn có giá trị nào dưới đây.

A. R = 0,5Ω

B. R = 1Ω

C. R = 1,5Ω

D. R = 2Ω

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 15 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Tại sao khi dòng điện chạy qua mạch thì dây tóc bóng đèn nóng sáng lên

Còn dây dẫn điện thì hầu như không nóng lên mấy ?

A. Điện trở dây tóc bé còn điện trở dây dẫn lớn .

B. Dây dẫn bằng đồng nên tỏa nhiệt nhanh

C. Cường độ dòng điện qua dây tóc lớn , còn qua dây dẫn bé.

D. Nhiệt tỏa ra trên dây tóc lớn, nhiệt tỏa ra bên dây dẫn bé hơn.

Câu 2. Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 30 phút là 2308500J, và hiệu suất của động cơ là 75% .Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 380V, Cường độ dòng điện qua động cơ là:

A. 1,5A

B. 2,5A

C. 3,5A

D. 4,5A

Câu 3. Cho hai điện trở có giá trị R=3Rnếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song ?

A.Tăng 15/4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần

D. Giảm 16/3 lần

Câu 4.Dùng bàn là ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là: 60kJ.Công suất bàn là trên có giá trị ?

A.1500W

B. 1000W

C. 6kW

D. 1,2kW

Câu 5. Dụng cụ nào để đo điện năng sử dụng ?

A. Oát kế             

B. Ampe kế                      

C. Vôn kế             

D. Công tơ điện

B. TỰ LUẬN

Câu 6.Một gia đình dùng 10 bóng đèn loại 220V-40W, mỗi ngày dùng 6 giờ . Trong 1 tháng (30 ngày),phải trả bao nhiêu tiền điện, biết giá mỗi số điện là 800đ, đèn được mắc vào mạch điện 220V. 

Câu 7:Có thế mắc nối tiếp bóng đèn 220V-60W và bóng đèn 220V-75W vào nguồn điện 220V để chúng sáng bình thường không? vì sao?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 16 - Chương 1 - Vật lí 9

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Dụng cụ nào sau đây không sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện

A. Nồi cơm điện

B. Bàn là điện

C. Cầu chì

D. Bóng đèn điện Ne on (đèn tuýp) .

Câu 2. Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút là 211200J, và hiệu suất của động cơ là 80% .Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, Cường độ dòng điện qua động cơ là:

A. 2A

B. 2,5A

C. 3,5A

D. 4,5A

Câu 3. Người ta dùng công tơ điện để đo đại lượng nào sau đây

A. Công suất điện

B. Công của dòng điện

C. Cường độ dòng điện

D. Điện trở của mạch điện.

Câu 4. Cho hai điện trở có giá trị R1 = 4R2 nếu mắc hai điện trở nối tiếp nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì công của dòng điện thay đổi như thế nào so với khi hai điện trở mắc song song?

A. Tăng 6 lần

B. Giảm 6,25 lần

C. Tăng 3 lần

D.Giảm 2 lần

Câu 5. Dùng bàn là trên nhãn có ghi 220V – 1000W. ở hiệu điện thế 220V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là?

A. 1000W                 B. 1000J                     

C. 60kW                   D. 60kJ

B. TỰ LUẬN

Câu 6.Một gia đình dùng 5 bóng đèn loại 220V- 40W, và một bếp điện 220V – 1000W, mỗi ngày dùng 6 giờ . Trong 1 tháng (30 ngày), phải trả bao nhiêu tiền điện, biết giá mỗi số điện là 800đ, đèn được mắc vào mạch điện 220V.             

Câu 7:Một bàn là tiêu thụ điện năng 396kJ trong 12 phút. Tính cường độ dòng điện qua bàn là và điện trở khi nó làm việc biết rằng hiệu điện thế của bàn là 220V.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 17- Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Trên nhãn của một bàn là có ghi 220V – 1000W, nếu hiệu điện thế của bàn là đúng bằng 220V thì cường độ dòng điện qua nó bằng bao nhiêu? Tính nhiệt lượng bàn là tỏa ra trong 1 phút.

Câu 2. Trên nhãn của một bàn là có ghi 220V – 1000W

a) Tính cường độ dòng điện định mức chạy qua dây nung của bàn là.

b) Tính điện trở dây nung của bàn là khi nó hoạt động bình thường.

c) Nếu một ngày dùng 30 phút thì trong 1 tháng (30 ngày), phải trả bao nhiêu tiền điện, biết giá mỗi số điện là 800đ.

Câu 3. Một dây điện trở R = 200Ω. Được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước, sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 30000J. cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây có giá trị bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 18 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Một đèn ống nếu dùng chấn lưu bình thường thì công suất tiêu thụ điện năng là 40W, nếu dùng chấn lưu điện tử thì giảm được 20% công suất. Một gia đình sử dụng 6 bóng đèn. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ thì trong một năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng chấn lưu điện tử? cho rằng  giá tiền điện 800đ/kW.h

Câu 2. Một dây điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước, sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 12000J. Cường độ dòng điện I = 0,5A,  hiệu điện thế hai đầu dây và R có giá trị bao nhiêu?

Câu 3. Có một bóng đèn loại 220V – 55W và một bếp điện 220V – 550W được mắc song song vào hiệu điện thế U = 220V. Cường độ dòng ở mạch chính có giá trị bao nhiêu?

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 19 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng mới ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đặt một cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn

B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm

C. Cho dòng điện 1 chiều chạy qua cuộn dây

D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.

Câu 2. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào có thể phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?

A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim, xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.

B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh

C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại

D. Đo thể tích và khối lượng thanh kim loại.

Câu 3. Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực Bắc của nam châm

A. Chỉ về hướng Đông của địa lý

B.Chỉ về hướng Bắc của địa lý

C. Chỉ về hướng Nam của địa lý

D. Chỉ về hướng Tây của địa lý

Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Kim (1)… nào cũng có hai cực. Cực luôn luôn chỉ hướng Bắc được gọi là cực(2)…

A. (1) điện điện kế ; (2) dương

B. (1) sắt ; (2) nam

C. (1) nam châm ; (2) âm

D. (1) nam châm ; (2) bắc.

Câu 5. Chiều quy ước của đường sức từ quy ước như thế nào?

A. Đi từ cực bắc đến cực nam của kim nam châm

B. Đi từ cực dương đến cực âm

C. Đi từ cực âm đến cực dương

D. Đi từ cực nam đến cực bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó.

Câu 6. Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới dây?

A. Sự nhiễm từ của sắt, thép

B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua

C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép

D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.          

Câu 7: Nam châm điện là một ống dây có điện chạy qua, trong lòng ống dây có một lõi bằng:

A. Sắt non

B. Niken

C. Côban

D. Thép                

Câu 8: Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm:

A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện.

B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ.

C. Phụ thuộc cả chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

D. Không phụ thuộc cả vào chiều đường sức và chiều dòng điện.   

Câu 9: căn cứ vào thí nghiệm Ơ-xtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng.

A. Dòng điện gây ra từ trường

B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường

C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.

D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.    

Câu 10. Một dây dẫn có dòng điện chạy qua từ A đến B, đặt trong từ trường (hình vẽ). chiều của lực tương tác lên dây sẽ hướng như thế nào?

A. Hướng lên trên

B. Hướng xuống dưới

C. Hướng ra ngoài

D. Hướng vào trong tờ giấy

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 20 - Chương 1 - Vật lí 9

Câu 1. Vật nào dưới đây sẽ trở thành nam châm vĩ cửu khi được đặt vào trong lòng một một ống dây có dòng điện chạy qua ?

A. Thanh thép

B. Thanh đồng

C. Thanh sắt non

D. Thanh nhôm

Câu 2. Chọn câu phát biểu đúng

A. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm:chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc ,bên ngoài thanh nam châm :đường sức từ đi từ cực Bắc,đi vào cực Nam

B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắc phân bố xung quanh nan châm.

C. Ở các đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh,càng xa nam châm,các đường sức càng thưa,cho biết từ trường yếu .

D. Các câu phát biểu A,B,C đều đúng

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm?

A. Các cực cùng tên hút nhau,các cực khác tên thì đẩy nhau

B. Các cực khác tên hút nhau,các cực cùng tên cũng hút nhau

C. Các cực cùng tên đẩy nhau,các cực khác tên thì hút nhau,song lực hút hay đẩy chỉ cảm thấy được khi chúng gần nhau

D. Các cực hút hay đẩy nhau tùy thuộc theo điều kiện cụ thể.

Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Khi đặt hai (1)… gần nhau. Các cực cùng tên (2)…

A. (1) điện tích ; (2) đẩy nhau

B. (1) điện tích  ; (2) hút nhau

C. (1) nam châm ; (2) hút nhau

D. (1) nam châm ; (2) đẩy nhau.

Câu 5. Người ta quy ước vẽ các đường sức từ như thế nào để biểu diễn độ mạnh yếu của từ trường tại mỗi điểm?

A. Độ mau thưa của đường sức

B. Độ đậm nhạt của đường sức

C. Dùng mũi tên vẽ trên các đường sức

D. Dùng màu sắc của các đường sức.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải?

A. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

B. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây.

C. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ bên trong lòng ống dây.

D. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 7: Từ phổ là gì?

A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm

B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm

D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện

Câu 8: trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần 1 nam châm điện mạnh trong thời gian rất ngắn rồi lại đưa ra xa.

B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một nam châm điện mạnh trong thời gian rất ngắn rồi lại đưa ra xa.

C. Một thanh thép được đưa đưa lại gần một nam châm điện mạnh trong thời gian rất dài rồi lại đưa ra xa.

D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện với cường độ lớn trong thời gian dài rồi lại đưa ra xa.             

Câu 9: trong thí ngiệm phát hiện từ trường của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào để hiện tượng xảy ra dễ quan sát nhất.

A. Tạo với nam châm một góc bất kỳ

B. Song song với kim nam châm

C. Vuông góc với kim nam châm

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 10. Lực nào sau đây là lực điện từ, chọn câu trả lời đúng nhất?

A. Lực tương tác của nam châm lên kim nam châm

B. Lực tương tác của nam châm điện lên sắt, thép

C. Lực tương tác giữa các nam châm điện

D. Lực của từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”