Câu 1. Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng mới ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đặt một cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn
B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm
C. Cho dòng điện 1 chiều chạy qua cuộn dây
D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.
Câu 2. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào có thể phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?
A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim, xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.
B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh
C. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại
D. Đo thể tích và khối lượng thanh kim loại.
Câu 3. Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực Bắc của nam châm
A. Chỉ về hướng Đông của địa lý
B.Chỉ về hướng Bắc của địa lý
C. Chỉ về hướng Nam của địa lý
D. Chỉ về hướng Tây của địa lý
Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Kim (1)… nào cũng có hai cực. Cực luôn luôn chỉ hướng Bắc được gọi là cực(2)…
A. (1) điện điện kế ; (2) dương
B. (1) sắt ; (2) nam
C. (1) nam châm ; (2) âm
D. (1) nam châm ; (2) bắc.
Câu 5. Chiều quy ước của đường sức từ quy ước như thế nào?
A. Đi từ cực bắc đến cực nam của kim nam châm
B. Đi từ cực dương đến cực âm
C. Đi từ cực âm đến cực dương
D. Đi từ cực nam đến cực bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó.
Câu 6. Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng nào dưới dây?
A. Sự nhiễm từ của sắt, thép
B. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua
C. Khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép
D. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 7: Nam châm điện là một ống dây có điện chạy qua, trong lòng ống dây có một lõi bằng:
A. Sắt non
B. Niken
C. Côban
D. Thép
Câu 8: Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm:
A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện.
B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ.
C. Phụ thuộc cả chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
D. Không phụ thuộc cả vào chiều đường sức và chiều dòng điện.
Câu 9: căn cứ vào thí nghiệm Ơ-xtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng.
A. Dòng điện gây ra từ trường
B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
Câu 10. Một dây dẫn có dòng điện chạy qua từ A đến B, đặt trong từ trường (hình vẽ). chiều của lực tương tác lên dây sẽ hướng như thế nào?
A. Hướng lên trên
B. Hướng xuống dưới
C. Hướng ra ngoài
D. Hướng vào trong tờ giấy
Câu 1: Chọn C
Cuộn dây dẫn có thể làm một kim nam châm đổi hướng trong trường hợp cho dòng điện 1 chiều chạy qua cuộn dây.
Câu 2: Chọn A
Dựa vào đặc điểm của nam châm ta nhận biết (là nam châm có đặc tính hút sắt hay bị sắt hút).
Câu 3: Chọn B
Kim nam châm tự do, cực bắc của nam châm luôn chỉ về cực bắc của địa lý, cực nam chỉ về hướng nam của địa lý.
Câu 4: Chọn D
Câu thích hợp là: Kim nam châm nào cũng có hai cực. Cực luôn luôn chỉ hướng Bắc được gọi là cực bắc.
Câu 5: Chọn D
Chiều quy ước của đường sức được xác định là đi từ cực nam đến cực bắc của kim nam châm đặt cân bằng trên đường sức từ đó
Câu 6: Chọn B
Động cơ điện 1 chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Câu 7: Chọn A.
Nam châm điện là một ống dây có điện chạy qua, trong lòng ống dây có một lõi bằng sắt non.
Câu 8: Chọn C
Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm phụ thuộc cả chiều đường sức từ và chiều dòng điện.
Câu 9: Chọn A
Thí nghiệm Ơ-xtét phát hiện dòng điện gây ra từ trường.
Do đó phát biểu A là đúng.
Câu 10: Chọn D.
Dùng nguyên tắc bàn tay trái ta xác định được lực tương tác điện từ tác dụng lên đoạn dây có hướng đi vào trong tờ giấy.