Bàn luận về lợi ích và hứng thú của công việc tự học - Ngữ Văn 12

Theo tôi nghĩ và tôi hiểu là có hai hình thức học tập: học theo trường lớp và tự học. Học theo trường lớp là cách học tập có hệ thống, học dưới sự giảng dạy của thầy theo một chương trình nhất định

Lời giải

Theo tôi nghĩ và tôi hiểu là có hai hình thức học tập: học theo trường lớp và tự học. Học theo trường lớp là cách học tập có hệ thống, học dưới sự giảng dạy của thầy theo một chương trình nhất định. Bởi vậy nhân dân ta mới có những câu tục ngữ, câu ca: “Không thầy đố mày làm nên:, “Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy". Những câu ca dân gian ấy đã nói lên tầm quan trọng của việc học tập theo trường lớp và tình cảm “tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta.

Từ tuổi ấu thơ được cắp sách đến trường học tập là một điều hạnh phúc nhất. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, bài kí Cổng trường mở ra của Lý Lan đã cho ta thấy rõ niềm sung sướng hạnh phúc của tuổi thơ là được đi học.

Ngoài việc cắp sách đến trường học tập còn có hình thức tự học. Có người thất học từ thuở bé nhưng nhờ tự học mà làm được bao việc tốt đẹp. Có người vì lí do nào đó mà việc học hành dở dang nên phải tự học. Ê-đi-xơn chưa được học cấp II mà trở thành nhà sáng chế phát minh lừng danh nước Mĩ trong thế ki XIX. đâu phải do thần linh phù trợ mà chính là do ông miệt mài tự học và lao động sáng tạo, Bin-Gate chưa học hết chương trình đại học, không phải là tiến sĩ, giáo sư thế mà ông trở thành tỉ phú, trở thành “vua máy tính”. Báo chí gần đây cho biết bao chuyện “lạ” về nhân vật thần kì này. Ông Lũy, một nông dân Nam Bộ chỉ học cấp I mà biết “dời nhà”, có thể di chuyển những đình chùa, công trình, biệt thự... từ vị trí này qua vị trí khác mà các kĩ sư không làm được, tài năng đó là do tự học mà có.

Tự học rất có ích vì nhờ tự học mà phát triển tài năng, nhờ tự học mà mở rộng kiến thức, đúc rút kinh nghiệm, biến lí thuyết, kiến thức sách vở thành trí năng, kĩ năng, kĩ xảo. Cuộc sống thực tế, cuộc đời rộng lớn là quyển sách quý nhất cho bất cứ ai. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là lời nhắc nhở của dân gian, nói về lợi ích của việc tự học. Phương châm học với hành đi đôi, học tập gắn liền với lao động sản xuất , xét cho cùng là đề cao việc tự học.

Tự học là niềm thích thú, say mê. Đọc sách là hình thức tự học. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức sâu rộng, “học một, biết mười", tầm mắt được mở mang. Đọc các truyện lịch sử mà ta biết được những trang sử vàng của dân tộc. Đọc sách du kí, mà ta cảm thây tự tin hơn mỗi khi bình minh cắp sách tới trường. Học ban ngày ở trường, nhưng đêm về học sinh phải tự học. Câu thơ của Nguyễn Trãi được nhiều người hay nhắc đến:

Án sách cây đèn, hai bạn cũ.

Đêm đêm chong đèn đọc sách mới biết tự học. Sau khi làm được một bài toán khó, làm được bài văn vừa ý, dịch được một bài tiếng Anh, em thấy vô cùng thú vị và sung sướng. Biển học rộng bao la. “Nhà bác học cũng phải học” lời nhắc nhở ấy đã làm cho ta hiểu sâu sắc hơn lợi ích và hứng thú của công việc tự học!

Học thầy, học bạn, học trong cuộc sống, tự học... mới thành người có ích. Thế kỉ XXI là thế kỉ phát triển nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức, nên mỗi chúng ta càng cần phải biết không ngừng học tập, chuyên cần tự học.


Bài Tập và lời giải

Bài C1 trang 28 SGK Vật lí 8

Các màng cao su bị biến dạng (H.8.3b) chứng tỏ điều gì?

Xem lời giải

Bài C2 trang 28 SGK Vật lí 8

Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không ?

Xem lời giải

Bài C3 trang 29 SGK Vật lí 8

Khi nhấn bình vào sâu trong nước rồi buông tay kéo sợi dây ra, đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi bình quay theo các phương khác nhau (H.8.4b). Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì ?

Xem lời giải

Bài C4 trang 29 SGK Vật lí 8

Dựa vào các thí nghiệm trên, hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận sau đây:

Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên …(1)… bình mà lên cả …(2)… bình và các vật ở …(3)… chất lỏng.

Xem lời giải

Bài C5 trang 30 SGK Vật lí 8

Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau (bình thông nhau). Hãy dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng nêu ở trên để so sánh áp suất pA, pB ,và dự đoán xem khi nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng thái vẽ ở hình 8.6a, b, c.

Làm thí nghiệm kiểm tra, rồi tìm từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận dưới đây :

Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở ......... độ cao.

Xem lời giải

Bài C6 trang 31 SGK Vật lí 8

Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài.

"Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn ?"

Xem lời giải

Bài C7 trang 31 SGK Vật lí 8

Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m.

Xem lời giải

Bài C8 trang 31 SGK Vật lí 8

Trong hai ấm vẽ ở hình 8.8, ấm nào đựng được nhiều nước hơn ?

Xem lời giải

Bài C9 trang 31 SGK Vật lí 8

Hình 8.9 vẽ một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

Xem lời giải

Bài C10 trang 31 SGK Vật lí 8

Người ta dùng một lực \(1000N\) để nâng một vật nặng \(50000N\) bằng một máy thủy lực. Hỏi diện tích pit-tông lớn và nhỏ của máy thủy lực này có đặc điểm gì?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”