Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được vào trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng hết sức chính đáng của mỗi thanh niên, học sinh chúng ta, vì đó là môi trường học tập lí tưởng, nơi trang bị cho chúng ta những tri thức cơ bản, hiện đại để sau khi ra trường có khả năng thích ứng với các điều kiện công tác khác nhau.
Không ai phủ nhận vai trò của trường đại học trong việc tạo dựng tương lai cho mỗi con người. Nhưng nếu cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai” thì lại không đúng. Sai lầm của câu nói chinh là đã tuyệt đối hóa việc học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. Ai không vào được đại học thì cuộc đời sẽ bỏ đi, tương lai sẽ mờ mịt. Có đúng như vậy không? Hoàn toàn không phải. Học đại học là cần, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người. Thời đại ngày nay đã mở ra cho con người nhiều con đường học tập khác nhau, nhiều cách học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó.
Để lập thân, rất cần học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Để lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất và có tính chất quyết định hơn, như ý chí, nghị lực, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm... thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước đã có không ít người không qua trường đại học mà vẫn có phát minh sáng chế rất đáng ngợi ca.
Như vậy, “vào đại học” chỉ là một yếu tố, đúng hơn là một điều kiện để giúp con người lập thân. Không nên “thần thánh hóa" việc vào đại học như một “phép màu nhiệm” để có được tương lai. Học đại học mà không có các yếu tố khác trên đây thì cuộc đời chắc gì đã tốt đẹp? Thành ra, yếu tố quyết định nhất để tạo ra tương lai lại chính là con người chứ không phải trường đại học. Câu nói trên đây, ngược lại, cho việc “vào đại học” là yếu tố quyết định, đã thể hiện một quan niệm học và lập thân theo kiểu cũ không phù hợp với thời đại ngày nay.