Vào đại học liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên? - Ngữ Văn 12

Vào đại học có phái là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên? Đây là một vấn đề thời sự khá lí thú. Sau 12 năm đèn sách, người học trò mong, bố mẹ mong, bạn bè mong, thầy cô giáo mong: mình sẽ thi đỗ vào một trong những trường cao đẳng, hoặc đại học

Lời giải

Vào đại học có phái là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên? Đây là một vấn đề thời sự khá lí thú.

Sau 12 năm đèn sách, người học trò mong, bố mẹ mong, bạn bè mong, thầy cô giáo mong: mình sẽ thi đỗ vào một trong những trường cao đẳng, hoặc đại học. Thi đỗ là một vinh dự, là niềm hạnh phúc to lớn đối với người học sinh lớp 12 Trung học phổ thông.

Các nhà nho ngày xưa xem chuyện thi cử là "nạ cầm thư”, “hội gió mây". Nguyễn Công Trứ có bài thơ Đi thi tự vịnh đầy hăm hở, chí khí đua tài của kẻ sĩ:

Đi thi há lẽ trở về không,

Cúi nợ cầm thự phải trả xong.

Muốn thi đỗ thì phải “nấu sử sôi kinh”, phải “thức khuya dậy sớm” đèn sách, rèn luyện. Trái ngọt hạnh phúc phải đổ nhiều công sức mới hái được. Còn học hành chấm chớ, học ít chơi nhiều, học ngồi nhầm lớp sẽ thi hỏng, nhất định hỏng. Hỏng thi là nỗi nhục, nỗi buồn. Tú Xương từng trải qua “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” nên đã thở than: "Thi không ăn ớt thế mà cay!”.

Có bạn hỏng thi rồi nói: “Vào đại học đâu phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên”. Tôi e rằng lời tuyên bố đó chỉ là một sự chữa thẹn, không thực lòng. Có điều hỏng thi nhưng không nên tuyệt vọng, nản chí. Bài học “thất bại là mẹ thành công” rất quý báu. “Thua keo này bày keo khác", ta ôn tập lại để thi tiếp năm sau. Hoặc không đỗ đại học, ta học cao đẳng: không đỗ cao đẳng ta học trung học chuyên nghiệp, học nghề. Ta phải biết tự học để vươn lên.

Chị gái tôi, năm đầu thi đại học bị hỏng. Chị khóc và bỏ cơm mấy ngày. Bố mẹ khuyên, chị cố gắng ôn tập. Năm sau chị thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Con chú tôi chỉ học cao đẳng mà nay đã đi làm, lương khá cao, vừa làm vừa học đại học tại chức.

Tóm lại, tôi cho rằng vào đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên. Nhưng đi học, nếu có mục tiêu thi vào đại học, cao đẳng thì phải phấn đấu học tập để thi đỗ. Dù có học đại học hay không thì mỗi thanh niên đều phải phấn đấu lập thân, lập nghiệp để trở thành người có ích cho xã hội.

 


Bài Tập và lời giải

Bài C1 trang 46 SGK Vật lí 8

Từ các trường hợp quan sát ở trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học ?

Xem lời giải

Bài C2 trang 46 SGK Vật lí 8

Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:

- Chỉ có công cơ học khi có ...(1)... tác dụng vào vật và làm cho vật ...(2)...

Xem lời giải

Bài C3 trang 47 SGK Vật lí 8

Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?

a) Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goong chở than chuyển động

b) Một học sinh đang ngồi học bài.

c) Máy xúc đất đang làm việc.

d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

Xem lời giải

Bài C4 trang 47 SGK Vật lí 8

Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?

a) Đầu tàu hỏa đang kéo các toa tàu chuyển động.

b) Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

c) Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao (h.13.3)

Xem lời giải

Bài C5 trang 48 SGK Vật lí 8

Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực \(F = 5 000N\) làm toa xe đi được \(1 000 m\). Tính công của lực kéo của đầu tàu.

Xem lời giải

Bài C6 trang 48 SGK Vật lí 8

Một quả dừa có khối lượng 2 kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực.

Xem lời giải

Bài C7 trang 48 SGK Vật lí 8

Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang ?

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”