- Hai là, tâm trạng của bà mẹ nghèo thật tội nghiệp: không ai hiểu con, thương con và lo cho con bằng người mẹ, nhưng vì nghèo khổ nên thương con mà chẳng làm được gì cho con.
- Ba là, người dân lao động, dù ở tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào cuộc sống và vẫn hi vọng ở tương lai. Giữa lúc đói kém, vợ chồng Tràng đã lấy nhau vì thế bà cụ Tứ tuy đầy lo lắng, nhưng niềm vui vẫn nở trên khuôn mặt. “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời", bà cụ tin như thế. Và bà cụ trở nên “nhẹ nhõm", tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa. "Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có khấm khá hơn.”
Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.