Phân tích các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt để làm sáng tỏ tâm sự của Kim Lân: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”

Có thể nói, đó là biểu hiện cao nhât của tinh thần hướng về sự sống, quên đi cái chết đang bủa vây. Vợ Tràng là một nhân vật khá độc đáo. Chị không có tên, không tuổi, không đặc điểm nhận dạng và quê quán

Lời giải

    Có thể nói, đó là biểu hiện cao nhât của tinh thần hướng về sự sống, quên đi cái chết đang bủa vây.

    Vợ Tràng là một nhân vật khá độc đáo. Chị không có tên, không tuổi, không đặc điểm nhận dạng và quê quán. Tưởng rằng, khi chị theo Tràng đi về nhà, với sự chao chát, chỏng lỏn, văn học Việt Nam lại có thêm một nhân vật “khônng bình thường”! Nhưng không, ngòi bút Kim Lân chưa bao giờ để nhân vật cùa mình bị tha hoá, biến chất đến độ ấy. Khi về đến nhà Tràng, con người thật của chị mới hiện lên đầy đủ. Chị cứ “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khí cái thúng”. Vì sao vậy? Cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy cũng là cái thế của lòng chị, trăm mối ngổn ngang. Liệu chỗ ngồi ấy có phải là chỗ ngồi của chị không? Nhà này có phải chốn để chị dung thân?

    Và cũng như Tràng, sau một đêm làm vợ, chị đã thay đổi hẳn: “trông chị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiển hậu, đúng mực...” Cái đói một khi được xua đi, thì sự tốt đẹp đúng như bản chất liền trở lại với chị, ấy cũng là lúc chị nghĩ đến cuộc sống, lo cho gia đình mình. Chị quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang... Có bàn tay săn sóc của chị, căn nhà trở nên gọn gàng sáng sủa. Sự sống trở về với người với cảnh...

    Bà cụ Tứ càng để lại cho người đọc những thiện cảm tốt đẹp. Thấy con lấy vợ trong hoàn cảnh khó khăn, bà không khỏi bùi ngùi, thương xót: “Chao ôi, người la dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái, mở mày mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Nhưng, bà thực sự vui mừng khi con trai bà đã yên bề gia thất: “Bà lão nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên...”. Rồi trong bữa cơm, cả ba mẹ con đều quên đi hiện thực đau lòng để hướng đến một tương lai tươi đẹp hơn:

    “Tràng ạ. Khi nào có liền ta mua lấy đôi gà. Tau tin rằng cái chỗ đầu bên kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...”

    Nghĩ đến cái sống, không nghĩ đến cái chết là ở chỗ đấy. Bà cố gắng xua : thực tại hãi hùng, để nhen nhóm niềm tin vào cuộc sống cho các con. Tuy nhiên món chè cám đã nhắc họ về với thực tại. Chao ôi, chè cám! Phải đói đến một mức nào đó, người ta ăn cám mới cảm thấy ngon! Cuộc sống khắc nghiệt, đày đoạ, bắt họ phải sống cuộc sống loài vật, nhưng nào có dập tắt được phần người đáng quý trong mỗi con người. Cái phần người ấy sẽ giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Sẽ lại thiếu sót nếu bỏ qua hình ảnh những người nông dân trên đê Sộp cùng nhau đi phá kho thóc, khi nói đến những kẻ hấp hối trong vòng tử địa vẫn hướng tới cuộc sống. Đó là hình ảnh không hề ngẫu nhiên chút nào, được nhà văn chuẩn bị từ trước. Nó là dấu hiệu của "bước đường cùng”, không còn cách giành sự sống nào khác, phải vùng dậy đâu tranh, hướng tới một cuộc sống tốt hơn. Tràng thấy “ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu” bởi anh chưa bắt được mạch nguồn cách mạng. Trước mắt người đọc lúc này, sự sống trở thành mục chung của mọi người; họ đấu tranh, đoạn tuyệt dứt khoát với cái chết. Và chắc chắn, mẹ con Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, giành sự sống cho mình. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đẫm chất nhân văn cao cả đã trở thành một tác phẩm xuất sắc của nền văn học cách mạng. Hiểu và cảm thông tận cùng người với người nghèo khổ ông xứng đáng là nhà văn của nông thôn và người nông dân. Vợ nhặt đã ươm được mầm sống, nó vươn lên từ cái chết. Tác phẩm sẽ còn mãi trong lòng người đọc như một bài ca về khái vọng sống mãnh liệt của con người Việt Nam.


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 113 SGK Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Tuổi thọ của \(30\) bóng đèn điện được thắp thử (đơn vị: giờ)

a) Lập bảng phân bố tần số và bảng phân bố tần suất.

b) Dựa vào kết quả của câu a), hãy đưa ra nhận xét về tuổi thọ của các bóng đèn nói trên. 

Xem lời giải

Câu hỏi 1 trang 113 SGK Đại số 10

Tiền lãi (nghìn đồng) của mỗi ngày trong 30 ngày được khảo sát ở một quầy bán báo

 

Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp với các lớp như sau:

[29,5; 40,5), [40,5; 51,5), [51,5; 62,5), [62,5; 73,5), [73,5; 84,5), [84,5; 95,5].

Xem lời giải

Bài 2 trang 114 SGK Đại số 10

 Cho bảng phân bố tần số ghép lớp sau 

 Độ dài của \(60\) lá dương xỉ trưởng thành 

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp.

b) Dựa vào kết quả của câu a), hãy nêu rõ trong 60 lá dương xỉ được khảo sát:

Số lá có độ dài dưới \(30 cm\) chiếm bao nhiêu phần trăm?

Số lá có độ dài trên \(30 cm\) đến \(50 cm\) chiếm bao nhiêu phần trăm?

Xem lời giải

Bài 3 trang 114 SGK Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Khối lượng của \(30\) củ khoai tây thu hoạch được ở nông trường \(T\) (đơn vị: g).

Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, với các lớp sau

 \([70; 80); [80; 90); [90; 100); [100; 110);\)\( [110; 120]\).

Xem lời giải

Bài 4 trang 114 SGK Đại số 10

Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau

Chiều cao của \(35\) cây bạch đàn (đơn vị: \(m\))

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp, với các lớp sau

\([6,5; 7,0); [7,0; 7,5); [7,5; 8,0); \)\([8,0; 8,5); [8,5; 9,0]\).

b) Dựa vào kết quả của câu a), hãy nhận xét về chiều cao của \(35\) cây bạch đàn nói trên.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”