Câu 1
Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng ?
Câu 2
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện
A. A liên kết với T, G liên kết với X.
B. A liên kết với G, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết U, G liên kết với X.
D. A liên kết X, G liên kết với T
2. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là
A. glucôzơ. B. axit amin.
C. nuclêôtit. D. cả A và B.
3. ADN có đặc điểm là
A. có kích thước lớn.
B. có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. thành phần chủ yếu là các nguyên tố : C, H, O, N, P.
D. cả A, B và C
4. Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hiđrô được hình thành giữa các nuclêôtit
A. A-T và T-A B. G - X và G - U
C. X-G và T-A D. A - T và G - X
5. Thế nào là nguyên tắc bổ sung ?
A. Là nguyên tấc mà bazơ có kích thước lớn liên kết với một bazo có kích thước bé, cụ thể A liên kết với T và G liên kết với X.
B. Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết với X của mạch kia và ngược lại.
C. Là nguyên tắc mà A của mạch này liên kết với G của mạch kia, T của mạch này liên kết với X của mạch kia.
D. Là nguyên tắc mà T liên kết với X, G liên kết với A.
Câu 1
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc nào ? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
Câu 2
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Gen là gì ?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi
A. Gen là một đoạn của NST
C. Gen bao gồm các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị
D Cả A B và C
2. Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiên trong cơ chế nào ?
A. Tự nhân đôi ADN
B. Tổng hợp ARN
C. Hình thành chuỗi axit amin
D. Cả A và B
3. Khi bước vào quá trình nhân đôi hoặc sao mã, 2 mạch ADN được tách nhau ra là nhờ
A. liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit trong 1 mạch.
B. liên kết hiđrô giữa 2 mạch là liên kết yếu.
C. xúc tác của enzim.
D. cả B và C.
4. Sự tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì nào?
A. Kì trung gian B. Kì đầu.
C. Kì giữa. D. Kì cuối.
5. Nguyên liệu cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN là?
A. các axit amin tự do trong tế bào.
B. các nulêôtit tự do trong tế bào.
C. các liên kết hiđrô.
D. các bazơ nitrơ trong tế bào.
Câu 1
Có những loại ARN nào ? ARN có chức năng gì ?
Câu 2
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN là
A. glucôzơ B. axit amin.
C. nuclêôtit. D. cả A và B.
2. Loại ARN nào có chức năng truyển đạt thông tin di truyền ?
A. ARN vận chuyển B. ARN thông tin
C. ARN ribôxôm D. Cả A, B và C
3. Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp theo kiểu
A. Amg – Tkm, Gmg – Xkm , Tmg – Akm, Xmg – Gkm
B. Amt – Tmg, Gmt – Xmg , Tmt – Amg, Xmt - Gmg
C. Amt – Tkm, Gmt – Xkm , Tmt – Akm, Xmt – Gkm
D. Amt – Tbs, Gmt – Xbs , Tmt – Abs, Xmt – Gbs
4. Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin là
A. mARN. B. tARN.
C. rARN. D. ARN ti thể
5. Điều nào không đúng khi so sánh điểm khác nhau giữa ADN và ARN ?
A. Số mạch đơn của một phân tử.
B. Kích thước và số lượng đơn phân tham gia.
C. Chức năng của mỗi phân tử.
D. Loại đơn phân tham gia cấu trúc phân tử.
6. Sự tổng hợp ARN chủ yếu diễn ra trong tế bào ở
A. nhân. B. ti thể.
C. lạp thể. D. tế bào chất.
Câu 1
Prôtêin có cấu trúc như thế nào ?
Câu 2
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Prôtêin không có chức năng nào sau đây ?
A. Cấu trúc
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất
D. Truyền đạt thông tin di truyền
2. Yếu tố quy định tính đặc thù của prôtêin là
A. số lượng axit amin.
B. thành phần các loại axit amin.
C. trình tự sắp xếp các loại axit amin.
D. cả A, B và C.
3. Phân tử prôtêin có tính đa dạng là do
A. số lượng, thành phần axit amin trong phân tử.
B. có 20 loại axit amin trong phân tử.
C. trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử.
D. cả A và C.
4. Prôtêin thực hiện được chức năng nhờ bậc cấu trúc chủ yếu nào ?
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 3
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
5. Vai trò quan trọng của prôtêin là gì ?
A. Làm chất xúc tác và điêu hoà quá trình trao đổi chất
B. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể
C. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể
D. Cả A, B và C
Câu 1
Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng thể hiện trong sơ đồ sau như thế nào?
Gen (ADN) → ARN → prôtêin → tính trạng.
Câu 2
Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit :
-A-A-U-X-U-A-A-U-U-X-G-A-G-X-U
- Xác định trình tự các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN bằng cách nào ?
Câu 1
ADN và mARN có điểm gì giống nhau ?
Câu 2
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :
1. ARN được chia thành ba loại chủ yếu là căn cứ vào
A. cấu trúc của ARN.
B. số lượng đơn phân,
C. chức năng của ARN.
D. cả A, B và C.
2. Một gen có A = T = 100 nuclêôtit, G = X = 300 nuclêôtit. Số liên kết hiđrô trong gen là
A. H = 1100 liên kết.
B. H = 1200 liên kết.
C. H= 1300 liên kết.
D. H = 800 liên kết.
3. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc nào ?
A. Không theo nguyên tắc nào, liên kết tự do
B. Các nuclêôtit có kích thước lớn sẽ liên kết với nhau và ngược lại
C. Theo nguyên tắc bổ sung
D. Nguyên tắc khuôn mẫu.
Câu 3
Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điển vào chỗ trống trong câu sau :
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là …..(1)... Tính đa dạng và tính đặc
trưng của ADN chủ yếu do ….(2)... quy định.
A. trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit
B. nuclêôtit
C. số lượng nuclêôtit