Câu 1: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Bò sát.
B. Thú.
C. Ếch nhái.
D. Cá xương.
Câu 2: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên
A. các nơi ở khác nhau.
B. các ổ sinh thái khác nhau.
C. các khu phân bố khác nhau.
D. các vùng địa lí khác nhau.
Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở
A. Kỉ cacbon (than đá) đại Cổ sinh.
B. Kỉ thứ ba đại Tân sinh.
C. Kỉ thứ tư đại Tân sinh.
D. Kỉ Jura đại Trung sinh.
Câu 4: Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất là kết quả của chọn lọc tự nhiên theo
A. quan niệm Lamac.
B. quan niệm Kimura.
C. quan niệm của Đacuyn.
D. quan niệm hiện đại.
Câu 5: Trong hệ sinh thái, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.
B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.
C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
D. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra không theo chu trình.
Câu 6: Từ quần thể cây 2n, tạo ra quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì:
A. các cây của quần thể 4n có hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
B. các cây của quần thể 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n.
C. các cây của quần thể 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n tạo cây lai 3n bị bất thụ.
D. các cây của quần thể 2n với các cây của quần thể 4n không thể cùng sống trên khu địa lí trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn.
Câu 7: Các hình thức cách li sinh sản trước hợp tử gồm có
A. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học.
B. cách li tập tính, cách li thời gian và cách li cơ học.
C. cách li cơ học, cách li tập tính và cách li sinh thái.
D. cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian, cách li sinh thái và cách li cơ học.
Câu 8: Với tiến hóa, đột biến gen có vai trò
A. cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
B. cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong cùng quần thể.
C. phát tán đột biến trong quần thể.
D. định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ đực và cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
C. số lượng cá thể có trong quần thể.
D. tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể.
Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
B. Chim ăn sâu và sâu ăn lá.
C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối.
D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
Câu 11:
Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → chuột → rắn → đại bàng
Rắn là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 1
B. bậc 2
C. bậc 3
D. bậc 4
Câu 12:Mối quan hệ nào sau đây giữa hai loài mà không có loài nào bị hại?
A. Hội sinh
B. Kí sinh
C. Cạnh tranh
D. Ức chế - cảm nhiễm
Câu 13: Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên vì
A. tạo ra sự thay đổi nhiều ở số lượng nhiễm sắc thể.
B. làm thay đổi cấu trúc di truyền.
C. phổ biến, ít gây chết và ít làm rối loạn sinh sản cơ thể.
D. nhanh chóng tạo ra các loài mới.
Câu 14: Loài đặc trưng trong quần xã là
A. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
B. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
C. loài có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác.
D. loài phân bố ở trung tâm của bất kỳ mỗi quần xã.
Câu 15: Tất cả các con cá trắm đen sống ở Hồ Tây có thể xem như là một
A. loài.
B. quần xã.
C. hệ sinh thái.
D. quần thể.
Câu 16: Ổ sinh thái của một loài là
A. địa điểm cư trú, dinh dưỡng và sinh sản của loài.
B. giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái.
C. địa điểm cư trú của loài.
D. tổ hợp các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái.
Câu 17: Nước trong hồ hòa tan một lượng hóa chất độc diệt sâu bọ là DDT với nồng độ loãng (0,00005 ppm). Chuỗi thức ăn nào là có hại nhất với sức khỏe con người?
A. Tảo đơn bào → ĐV phù du → giáp xác → cá → chim → người.
B. Tảo đơn bào → ĐV phù du → cá → người.
C. Tảo đơn bào → ĐV phù du → giáp xác → cá → người.
D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
Câu 18: Năng lượng đồng hóa của sinh vật dị dưỡng trong chuỗi thức ăn: Sinh vật sản xuất → C1 (15.105 kcal) → C2 (18.104 kcal) → C3 (18.103 kcal). Hiệu suất sử dụng năng lượng của C3/C1 là
A. 10%
B. 1,2%
C. 12%
D. 1,8%
Câu 19: Quần thể sinh vật là
A. một lồng nuôi cá trên sông của một hộ ngư dân.
B. một đám cỏ sau vườn nhà đã bị bỏ hoang.
C. chim ở lũy tre làng.
D. một đàn gà của một gia đình nông dân nuôi từ năm này qua năm khác.
Câu 20: Trong sản xuất nông nghiệp muốn nhập nội một giống nào đó vào địa phương thì phải dựa vào
A. giới hạn sinh thái của giống đó so với điều kiện khí hậu của địa phương.
B. khả năng chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm của giống.
C. khả năng sử dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương.
D. khả năng chống bệnh của giống đó so với các giống khác.
Câu 21: Tiến hoá nhỏ là:
A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành các đặc điểm thích nghi.
B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành loài mới.
C. Sự đa hình di truyền của quần thể và chúng được duy trì bằng các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 22: Phương thức hình thành loài diễn ra nhanh nhất ở con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí.
B. Con đường cách li tập tính.
C. Con đường sinh thái.
D. Con đường lai xa và đa bội hóa.
Câu 23: Câu nào là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Loài mới hình thành do tích luỹ nhiều đột biến trong một thời gian ngắn thông qua tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Loài mới xuất hiện có thể là một cá thể không thông qua tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Loài mới xuất hiện phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.
D. Loài mới xuất hiện phải là một quần thể hay nhóm quần thể không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
Câu 24: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm:
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.
C. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Câu 25: Loài thực vật A có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 12, loài thực vật B có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 16. Một loài mới C, xuất hiện do kiểu dị đa bội con lai giữa loài A và loài B. Loài thực vật C có số nhiễm sắc thể trong tế bào là
A. 56
B. 28
C. 12
D. 16
Câu 26: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến hóa sau:
A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.
B. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
D. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
Câu 27: Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là do tác động của
1. ngoại cảnh lên quần xã
2. quần xã đến ngoại cảnh
3. con người
A. 1, 3
B. 2, 3
C. 1, 2, 3
D. 1, 2
Câu 28: Yếu tố ngẫu nhiên luôn
A. làm tăng vốn gen của quần thể.
B. thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
C. đào thải hết các alen có hại khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.
D. làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.
Câu 29: Các nhân tố sinh thái là
A. mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong môi trường.
B. các nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.
C. những tác động của con người đến môi trường.
D. các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 30: Trong hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào cung cấp năng lượng cao nhất cho con người?
A. Thực vật → động vật phù du → cá → con người.
B. Thực vật → cá → chim → trứng chim → con người.
C. Thực vật → con người.
D. Thực vật → dê → con người.