Đề số 5 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12

A. Phần trắc nghiệm (5.0 điểm)

Câu 1: Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài,  cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.  

B. hội sinh.

C. ức chế - cảm nhiễm.        

D. kí sinh.

Câu 5: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.              

B. ký sinh.

C. vật ăn thịt – con mồi.         

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 6: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học   

B. trạng thái cân bằng của quần thể

C. trạng thái cân bằng sinh học

D. Sự điều hòa mật độ.

Câu 7: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là

A. vai trò của các loài trong quần xã.

B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.

D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.

Câu 8. Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng.  

B. địa điểm sinh sản của chúng.

C. địa điểm thích nghi của chúng.  

D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.

Câu 9: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 10: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

Câu 11: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh.   

B. kí sinh - vật c

C. hội sinh.     

D. hợp tác.

Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

1. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

2. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

3. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định.

4. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

A. 1.                          B. 2.   

C. 3.                          D. 4.

Câu 13: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A.   Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Ếch→ Diều hâu → Rắn hổ mang.

B.   Lúa → Sâu ăn lá lúa→  Ếch→ Rắn hổ mang→Diều hâu.    

C.   Lúa→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang→ Ếch → Diều hâu.

D.   Lúa→ Ếch→ Sâu ăn lá lúa→ Rắn hổ mang → Diều hâu.

Câu 14: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?

A. Cây thân cỏ ưa sáng. 

B. Cây bụi chịu bóng.

C. Cây gỗ ưa bóng.       

D. Cây gỗ ưa sáng.

Câu 15: Mối quan hệ hỗ trợ bao gồm

1.  Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

2. Hải quỳ sống trên mai cua

3.  Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

4. Phong lan sống trên thân cây gỗ

5 . Trùng roi sống trong ruột mối.

A. 1,2,3.     

B. 1, 3, 5.    

C. 2, 4, 5.  

D. 1, 3, 4.

Câu 16: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:

A. tăng dần đều. 

B. đường cong chữ J.

C. đường cong chữ S.   

D. giảm dần đều.

Câu 17: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

D. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

Câu 18: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

A. biến động tuần trăng.    

B. biến động theo mùa

C. biến động nhiều năm.     

D. biến động không theo chu kì

Câu 19: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo          

B.tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

C.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy       

D.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau

Câu 20. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 12%/ năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu

A. 10000       

B. 12000  

C. 11220    

D. 11200

B. Phần tự luận (5.0 điểm)

Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì? Lấy VD.

Câu 2: Trong các ví dụ sau, đâu là quần thể?

- Rừng cây thông nhựa.

- Các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi trong một ao.

- Đàn trâu rừng sống trong rừng.

- Các con rắn sống trong rừng.

- Một tổ ong

Câu 3: Lấy ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? Ý nghĩa của các mối quan hệ này?

Lời giải

A. Phần trắc nghiệm

1.C

2.A

3.D

4.A

5.A

6.A

7.A

8.A

9.C

10.C

11.A

12.D

13.B

14.A

15.C

16.B

17.A

18.D

19.D

20.C

B. Phần tự luận

Câu 1: (1đ)

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian

- VD: giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi VN từ 5,6 - 42 độ C

Câu 2: (1đ)

-1, 3, 5 là quần thể

Câu 3: (3đ)

- Các con bồ nông xếp hàng để bắt được nhiều cá hơn bồ nông di kiếm ăn riêng rẽ

=> Giúp các cá thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể

- Thực vật cạnh tranh nhau ánh sáng, khoáng...

=> Số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 82 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Viết tỉ số của các cặp đoạn thẳng sau:

a) \(AB = 125cm, CD = 625 cm\);

b) \(EF = 45cm, E’F’ = 13,5dm\);

c) \(MN = 555cm, M’N’ = 999cm\);

d) \(PQ = 10101cm, P’Q’ = 303,03m\).

Xem lời giải

Bài 2 trang 82 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Đoạn thẳng \(AB\) gấp năm lần đoạn thẳng \(CD\); đoạn thẳng \(A’B’\) gấp bảy lần đoạn thẳng \(CD\).

a. Tính tỉ số của hai đoạn thẳng \(AB\) và \(A’B’\).

b. Cho biết đoạn thẳng \(MN = 505cm\) và đoạn thẳng \(M’N’ = 707cm\), hỏi hai đoạn thẳng \(AB , A’B’\) có tỉ lệ với hai đoạn thẳng \(MN\) và \(M’N’\) hay không?

Xem lời giải

Bài 3 trang 82 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tính độ dài \(x\) của các đoạn thẳng trong hình 1, 2 biết rằng các số trên hình cùng đơn vị đo là cm.

Xem lời giải

Bài 4 trang 83 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho hình thang \(ABCD\) có \(AB // CD\) và \(AB < CD\).

Đường thẳng song song với đáy \(AB\) cắt các cạnh bên \(AD, BC\) theo thứ tự tại \(M\) và \(N.\)

Chứng minh rằng:

a. \(\displaystyle{{MA} \over {AD}} = {{NB} \over {BC}}\)

b. \(\displaystyle{{MA} \over {MD}} = {{NB} \over {NC}}\)

c. \(\displaystyle{{MD} \over {DA}} = {{NC} \over {CB}}\)

HD: Kéo dài các tia \(DA, CB\) cắt nhau tại \(E\) (h.3), áp dụng định lí Ta-lét trong tam giác và tính chất của tỉ lệ thức để chứng minh.

Xem lời giải

Bài 5 trang 83 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\). Từ điểm \(D\) trên cạnh \(BC\), kẻ các đường thẳng song song với các cạnh \(AB\) và \(AC\), chúng cắt các cạnh \(AC\) và \(AB\) theo thứ tự tại \(F\) và \(E\) (hình 4)  

 

Chứng minh rằng:

\(\displaystyle {{AE} \over {AB}} + {{AF} \over {AC}} = 1\)

Xem lời giải

Bài 1.1 phần bài tập bổ sung trang 83 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Hai đoạn thẳng \(AB = 35cm, CD = 105cm\) tỉ lệ với hai đoạn thẳng \(A’B’ = 75cm\) và \(C’D’\)

Đoạn thẳng \(C’D’\) có độ dài (theo đơn vị cm) là:

A. \(25\)

B. \(49\)

C. \(225\)

D. \(315\)

Hãy chọn kết quả đúng.

Xem lời giải

Bài 1.2 phần bài tập bổ sung trang 83 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có đường cao là \(AD \;(D ∈ BC)\). Từ \(D\), kẻ \(DE\) vuông góc với \(AB\; (E ∈ AB)\) và \(DF\) vuông góc với \(AC\; (F ∈ AC).\)

Hỏi rằng, khi độ dài các cạnh \(AB, AC\) thay đổi thì tổng \(\displaystyle {{AE} \over {AB}} + {{AF} \over {AC}}\) có thay đổi hay không? Vì sao?

Xem lời giải