Đề số 9 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12

Câu 1: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là

A. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường

B. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường

C. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường

D. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường

Câu 2: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?

A. 10%

B. 100%

C. 70%

D. 90%

Câu 3: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là:

A. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế

B. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất

C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể

D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản

Câu 4: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để "đi nhờ", thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh

Câu 5: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ

B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ

C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ

D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ

Câu 6: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất

B. có sức sống trung bình

C. có sức sống giảm dần

D. chết hàng loạt

Câu 7: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào?

A. Vi khuẩn nitrat hóa

B. Vi khuẩn phản nitrat hóa

C. Vi khuẩn nitrit hóa

D. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất

Câu 8: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm

A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã

B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã

C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể

D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã

Câu 9: Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là

A. có đôi tai dài và lớn

B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc

C. kích thước cơ thể nhỏ

D. ra mồ hôi

Câu 10: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:

A. tuổi sinh thái

B. tuổi sinh lí

C. tuổi trung bình

D. tuổi quần thể

Câu 11: Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là

A. đặc điểm của quần xã

B. đặc trưng của quần xã

C. cấu trúc của quần xã

D. thành phần của quần xã

Câu 12: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài

B. khống chế sinh học

C. cân bằng sinh học

D. cân bằng quần thể

Câu 13: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?

A. Cacbon

B. Đêvôn

C. Silua

D. Pecmi

Câu 14: Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là

A. muối amôn và nitrát

B. nitrat và muối nitrit

C. muối amôn và muối nitrit

D. nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ

Câu 15: Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành

A. vùng trên triều và vùng triều

B. vùng thềm lục địa và vùng khơi

C. vùng nước mặt và vùng nước giữa

D. vùng ven bờ và vùng khơi.

Câu 16: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 17: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42oC . Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là

A. khoảng gây chết

B. khoảng thuận lợi

C. khoảng chống chịu

D. giới hạn sinh thái

Câu 18: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật

B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật

C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật

D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Câu 19: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường

A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật

B. động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất

C. động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật

D. sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất

Câu 20: Ở động vật hằng nhiệt (đẳng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có

A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới

B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới

C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới

D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới

Câu 21: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là

A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)

B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)

C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)

D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)

Câu 22: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.

B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn

C. Tự vệ tốt hơn

D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh

Câu 23: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:

A. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng

B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm

C. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn

D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước

Câu 24: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn "thuỷ triều đỏ" ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ

A. hội sinh

B. hợp tác

C. ức chế - cảm nhiễm

D. cạnh tranh

Câu 25: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2oC đến 44oC . Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6oC đến +42oC . Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn

Câu 26: Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là

A. Homo erectus

B. Homo habilis

C. Nêanđectan

D. Crômanhôn

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?

A. Chịu được ánh sáng mạnh

B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu

C. Lá xếp nghiêng

D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng

Câu 28: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A. 0,57%

B. 0,92%

C. 0,0052%

D. 45,5%

Câu 29: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường

A. hô hấp của động vật, thực vật

B. lắng đọng vật chất

C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải

D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 30: Bảo vệ đa dạng sinh học là

A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài

B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài

C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái

D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái

Lời giải

1.A

2.A

3.B

4.B

5.A

6.A

7.B

8.A

9.B

10.B

11.B

12.B

13.C

14.A

15.D

16.C

17.D

18.A

19.C

20.C

21.C

22.D

23.C

24.C

25.A

26.B

27.B

28.D

29.B

30.C


Bài Tập và lời giải

Bài 29 trang 90 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Hai tam giác mà các cạnh có độ dài như sau có đồng dạng không?

a) \(4cm, 5cm, 6cm\) và \(8mm, 10mm, 12mm\);

b) \(3cm, 4cm, 6cm\) và \(9cm, 15cm, 18cm;\)

c) \(1dm, 2dm, 2dm\) và \(1dm, 1dm, 0,5dm\).

Xem lời giải

Bài 30 trang 90 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tam giác vuông \(ABC\) (\(\widehat A = 90^\circ \)) có \(AB = 6cm, AC = 8cm\) và tam giác vuông \(A’B’C’\) (\(\widehat {A'} = 90^\circ \)) có \(A’B’ = 9cm, B’C’ = 15cm.\)

Hỏi rằng hai tam giác vuông \(ABC\) và \(A’B’C’\) có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 31 trang 90 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tam giác \(ABC\) có ba đường trung tuyến cắt nhau tại \(O.\) Gọi \(P, Q, R\) thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng \(OA, OB, OC.\)

Chứng minh rằng tam giác \(PQR\) đồng dạng với tam giác \(ABC.\)

Xem lời giải

Bài 32 trang 91 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Tam giác \(ABC\) có ba góc nhọn và có trực tâm là điểm \(H.\) Gọi \(K, M, N\) thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng \(AH, BH, CH.\)

Chứng minh rằng tam giác \(KMN\) đồng dạng với tam giác \(ABC\) với tỉ số đồng dạng \(\displaystyle k = {1 \over 2}\).

Xem lời giải

Bài 33 trang 91 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho tam giác \(ABC\) và một điểm \(O\) nằm trong tam giác đó. Gọi \(P, Q, R\) lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng \(OA, OB, OC.\)

a) Chứng minh rằng tam giác \(PQR\) đồng dạng với tam giác \(ABC.\) 

b) Tính chu vi của tam giác \(PQR\), biết rằng tam giác \(ABC\) có chu vi \(p\) bằng \(543\,cm\).

Xem lời giải

Bài 34 trang 91 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho trước tam giác \(ABC.\) Hãy dựng một tam giác đồng dạng với tam giác \(ABC\) theo tỉ số \(\displaystyle k  = {2 \over 3}\).

Xem lời giải

Bài 5.1 phần bài tập bổ sung trang 91 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Hai tam giác mà các cạnh có độ dài sau đây thì đồng dạng với nhau. Trường hợp nào đúng? Trường hợp nào sai? hãy đánh dấu gạch chéo vào ô trả lời thích hợp ở bảng sau:

Trường hợp

Đúng

Sai

a) 1,5cm, 2cm, 3cm và 4,5cm, 6cm, 9cm.

 

 

b) 2,5cm, 4cm, 5cm và 5cm, 12cm, 8cm.

 

 

c) 3,5cm, 6cm, 7cm và 15cm, 12cm, 7cm.

 

 

d) 2cm, 5cm, 6,5cm và 13cm, 10cm, 4cm.

 

 

 

Xem lời giải

Bài 5.2 phần bài tập bổ sung trang 91 SBT toán 8 tập 2

Đề bài

Cho tam giác ba góc nhọn \(ABC\) và một điểm \(O\) bất kì trong tam giác đó.

Ba điểm \(D, E, F\) theo thứ tự là trung điểm các cạnh \(AB, BC\) và \(CA.\) Ba điểm \(M, P, Q\) theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng \(OA, OB\) và \(OC.\)

a) Các tam giác \(DEF\) và \(MPQ\) có đồng dạng với nhau không? Vì sao? Tỉ số đồng dạng bằng bao nhiêu?

Hãy sắp xếp các đỉnh tương ứng nếu hai tam giác đó đồng dạng.

b) Khi nào thì lục giác \(DPEQFM\) có tất cả các cạnh bằng nhau? Hãy vẽ hình trong trường hợp đó.

Xem lời giải