Bài 10. Trung điểm của đoạn thẳng

Bài Tập và lời giải

Bài 59 trang 136 SBT toán 6 tập 1
Vẽ đoạn thẳng \(AB\) dài \(5cm.\) Vẽ trung điểm \(I\) của \(AB.\)

Xem lời giải

Bài 60 trang 136 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Xem hình 18.

Đo các đoạn thẳng \(AB, BC, DB, DC\) rồi điền vào chỗ thiếu (…)

\(AB = …=   …cm\) 

\(DB = …= …cm\)

Điểm \(B\) là trung điểm của \(…\) vì \(…\)

Điểm \(D\) không là trung điểm của \(BC\) vì \(…\)

 

Xem lời giải

Bài 61 trang 137 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Trên một đường thẳng lấy hai điểm \(A, B\) sao cho \(AB = 5,6 cm\) rồi lấy điểm \(C\) sao cho \(AC = 11,2cm\) và \(B\) nằm giữa \(A, C.\) Vì sao điểm \(B\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AC?\) 

Xem lời giải

Bài 62 trang 137 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Lấy hai điểm \(I, B\) rồi lấy điểm \(C\) sao cho \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(BC.\) Lấy điểm \(D\) sao cho \(B\) là trung điểm của đoạn thẳng \(ID.\) 

a) Có phải đoạn thẳng \(CD\) dài gấp ba đoạn thẳng \(IB\) không? Vì sao?

b) Vẽ trung điểm \(M\) và \(IB.\) Vì sao điểm \(M\) cũng là trung điểm của \(CD? \)

Xem lời giải

Bài 63 trang 137 SBT toán 6 tập 1
Vẽ lại hình 19. Không đo hãy vẽ trung điểm các đoạn thẳng \(CD, MN, RS\) (tính chất toán học sử dụng ở đây sẽ được học ở lớp 8)  

Xem lời giải

Bài 64 trang 137 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\)  và trung điểm \(M\)  của nó. Chứng tỏ rằng nếu \(C\)  là điểm nằm giữa \(M \) và \(B\)  thì \(\displaystyle CM = {{CA - CB} \over 2}\) 

Xem lời giải

Bài 65 trang 137 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Cho đoạn thẳng \(AB\) dài \(4cm, C\) là điểm nằm giữa \(A, B.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC\) và \(N\) là trung điểm của \(CB.\) Tính \(MN.\)  

Xem lời giải

Bài 10.1 phần bài tập bổ sung trang 137 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Mỗi câu sau đây đúng hay sai?  

a) Nếu điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A, B\) thì nó là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

b) Nếu \(MA = MB\) thì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

c) Nếu \(MA + MB = AB\) thì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

d) Nếu \(\displaystyle AM = {{AB} \over 2}\) thì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

e) Nếu \(MA + MB = AB\) và \(MA = MB\) thì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

f) Nếu \(\displaystyle MA = MB = {{AB} \over 2}\) thì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

g) Nếu ba điểm \(A, M, B\) thẳng hàng, điểm \(M\) nằm giữa hai điểm \(A, B\) và \(\displaystyle AM = {{AB} \over 2}\) thì \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

Xem lời giải

Bài 10.2 phần bài tập bổ sung trang 137 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Trên đường thẳng \(t\) lấy bốn điểm \(A, B, M, N.\) Biết \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) và \(B\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AN.\) Tính độ dài của đoạn thẳng \(MN\) khi cho trước \(AB = 6cm.\) 

Xem lời giải

Bài 10.3 phần bài tập bổ sung trang 138 SBT toán 6 tập 1

Đề bài

Trên đường thẳng \(t\) vẽ một đoạn thẳng \(AB = 12cm.\) Lấy điểm \(N\) nằm giữa hai điểm \(A, B\) và \(AN = 2cm.\) Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(BN.\) Gọi \(P\) là trung điểm của đoạn thẳng \(MN.\) Tính độ dài của đoạn thẳng \(BP.\) 

Xem lời giải