Bài 4. Dao động tắt dần dao động cưỡng bức

Bài Tập và lời giải

Câu C2 trang 20 SGK Vật lý 12

a) Tại sao biên độ dao động cưỡng bức của thân xe trong ví dụ III.2 lại nhỏ?

b) Tại sao với một lực đẩy nhỏ ta có thể làm cho chiếc đu có người ngồi đung đưa với biên độ lớn?

Xem lời giải

Câu C1 trang 20 SGK Vật lý 12

Hãy làm thí nghiệm như Hình 4.3 SGK. Con lắc điều khiển D được kéo sang một bên rồi thả ra cho dao động.

a) Các con lắc khác có dao động không?

b) Con lắc nào dao động mạnh nhất? Tại sao?

Xem lời giải

Bài 1 trang 21 SGK Vật lí 12

Nêu đặc điểm của dao động tắt dần. Nguyên nhân của nó là gì ?

Xem lời giải

Bài 2 trang 21 SGK Vật lí 12

Nêu đặc điểm của dao động duy trì?

Xem lời giải

Bài 3 trang 21 SGK Vật lí 12

Nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức?

Xem lời giải

Bài 4 trang 21 SGK Vật lí 12

Hiện tượng cộng hưởng là gì? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Cho ví dụ.

Xem lời giải

Bài 5 trang 21 SGK Vật lí 12

Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm đi 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?

A. 3%.                                     B. 9%.

C. 4,5%.                                  D. 6%.

Xem lời giải

Bài 6 trang 21 SGK Vật lí 12

Một con lắc dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Hỏi tàu chạy thẳng đều với vận tốc bằng bao nhiêu thì biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất? Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là 12,5 m. Lấy g = 9,8 m/s2.

A. 10,7 km/h.                              B. 34 km/h.

C. 106 km/h.                               D. 45 km/h.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”