Gọi Q là hình chiếu của điểm M lên trục y (H.1.2). Chứng minh rằng điểm Q dao động điều hòa.
Viết phương trình của dao động điều hòa và giải thích các đại lượng trong phương trình.
Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn thể hiện ở chỗ nào?
Giữa chu kì, tần số và tần số góc có mối liên hệ như thế nào?
Một vật dao động điều hòa theo phương trình: x=Acos(ωt +φ)
a. Lập công thức tính vận tốc và gia tốc của vật
b) Ở vị trí nào thì vận tốc bằng 0. Ở vị trí nào thì gia tốc bằng 0.
c) Ở vị trí nào thì vận tốc có độ lớn cực đại. Ở vị trí nào thì gia tốc có độ lớn cực đại.
Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 12 cm. Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?
A. 12 cm. B. - 12 cm.
C. 6 cm. D. - 6 cm.
Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc là \(\pi rad/s\). Hình chiếu của vật trên một đường kính dao động điều hòa với tần số góc, chu kì và tần số bằng bao nhiêu?
A. \(\pi rad/s; 2 s; 0,5 Hz\)
B. \(2\pi rad/s; 0,5 s; 2 Hz\)
C. \(2\pi rad/s; 1 s; 1 Hz\)
D. \(\dfrac{\pi }{2} rad/s; 4 s; 0,25 Hz\)
Cho phương trình của dao động điều hòa \(x = - 5cos(4πt) (cm)\). Biên độ và pha ban đầu của daCho phương trình của dao động điều hòa \(x = - 5cos(4πt) (cm)\). Biên độ và pha ban đầu của dao động là bao nhiêu?
A. 5 cm; 0 rad. B. 5 cm; 4π rad.
C. 5 cm; (4πt) rad. D. 5 cm; π rad.
Phương trình của dao động điều hòa là x = 2cos(5t - \(\frac{\pi }{6}\)) (cm). Hãy cho biết biên độ, pha ban đầu, và pha ở thời điểm t của dao động.
Một vật chuyển động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có vận tốc bằng 0 tới điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng 0. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Tính:
a) Chu kì. b) Tần số. c) Biên độ.