a) Chiều dài hình chữ nhật là: \(x+x+2=2x + 2\).
Diện tích hình chữ nhật là \(S = 9(2x + 2)\).
Vì diện tích \(S = 144\) m2 nên ta có phương trình:
\(9(2x +2) = 144\)
\(⇔18 x + 18 = 144\)
\(⇔18 x = 144 - 18\)
\(⇔18x = 126\)
\(\Leftrightarrow x=126:18\)
\(⇔ x = 7\)
Vậy \(x = 7\,m\)
b) Đáy nhỏ của hình thang là: \(x\)
Đáy lớn của hình thang là: \(x + 5\)
Diện tích hình thang là: \(S = \dfrac{1}{2}.6.\left( {x + x + 5} \right) = 3.\left( {2x + 5} \right)\)
Mà \(S = 75\left( {{m^2}} \right)\) nên ta có phương trình
\(3(2x + 5) = 75\)
\( \Leftrightarrow 2x + 5 = 75:3\)
\(⇔2x + 5 = 25\)
\( \Leftrightarrow 2x = 25 - 5\)
\(⇔2x = 20\)
\( \Leftrightarrow x = 20:2\)
\(⇔x = 10\)
Vậy \(x = 10\;m\).
c) Biểu thức tính diện tích hình là:
\(S = 12.x + 6.4 = 12x + 24\)
Mà \(S = 168\) m2 nên ta có:
\(12x + 24 = 168\)
\( \Leftrightarrow 12x = 168 - 24\)
\( \Leftrightarrow 12x = 144\)
\( \Leftrightarrow x = 144:12\)
\(\Leftrightarrow x = 12\)
Vậy \(x = 12\,m.\)