a) Xét \(∆ ABC.\) Kẻ đường cao \(AH.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC,\, N\) là trung điểm của \(AB.\)
Từ \(M\) kẻ đường thẳng song song \(AH\) cắt \(BC\) tại \(K\)
Từ \(N\) kẻ đường thẳng song song \(AH\) cắt \(BC\) tại \(L\)
Từ \(A\) kẻ đường thẳng song song \(BC\) cắt hai đường thẳng \(MK\) và \(NL\) tại \(T\) và \(R\)
Ta có: \(∆ MKC = ∆ MTA\)
\(∆ NLB = ∆ NAR\)
Cắt \(∆ ABC\) theo đường \(MK\) và \(NL\) ta ghép lại được một hình chữ nhật \(KTRL\) có diện tích bằng diện tích tam giác \(ABC\)
b) Ta đã biết hai tam giác có cạnh đáy bằng nhau và chung chiều cao thì có diện tích bằng nhau. Giả sử \(∆ ABC.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\)
Cắt tam giác \(ABC\) theo đường \(AM\) chia tam giác \(ABC\) ra hai phần có diện tích bằng nhau.
c) Tương tự như trên câu b.
Xét \(∆ ABC.\) Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\)
\(N\) là trung điểm của \(AC,\, P\) là trung điểm của \(AB\)
Cắt tam giác \(ABC\) theo đường \(AM\) ta có hai phần có diện tích bằng nhau
Cắt tam giác \(AMC\) theo đường \(AN\) ta có hai phần có diện tích bằng nhau
Cắt tam giác \(AMB\) theo đường \(MP\) ta có hai phần diện tích bằng nhau, ta có diện tích bốn phần chia bằng nhau.