Cho \(x = 2\) được \(y = -1\) \( \Rightarrow A(2;-1)\) thuộc đồ thị \(y =f(x) = -0,5x.\)
Vậy đường thẳng \(OA\) là đồ thị của hàm số đã cho.
a) Tìm các giá trị của \(y\)
Tìm \(f(2)\), từ hoành độ \(x=2\) ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\), đường vuông góc này cắt đồ thị tại đâu thì từ điểm đó vẽ đường vuông góc với \(Oy\), giao điểm với \(Oy\) là giá trị của \(y=f(2)=-1\).
Bằng cách đó ta xác định được các giá trị còn lại của \(y\):
\(f(-2)= 1\); \(f(4) = -2\); \(f(0)= 0\)
b) Tìm các giá trị của \(x\). Tương tự như trên:
Với \(y=-1\), từ tung độ \(y=-1\) ta vẽ đường vuông góc với \(Oy\), đường vuông góc này cắt đồ thị tại đâu thì từ điểm đó ta vẽ đường vuông góc với \(Ox\), giao điểm với \(Ox\) là giá trị \(x=2\).
Bằng cách đó ta xác định được các giá trị của \(x\):
Khi \(y = -1 \) thì \( x = 2\)
Khi \(y = 0 \) thì \( x = 0\)
Khi \(y = 2,5 \) thì \( x = -5\)
c) Các giá trị của \(x\) khi \(y\) dương, khi \(y\) âm.
Từ đồ thị đã cho ta thấy khi \(y\) dương đồ thị nằm ở góc phần tư thứ \(II\), các điểm thuộc đồ thị có hoành độ âm (nhỏ hơn không).
Vậy khi \(y\) dương thì \(x\) có giá trị âm.
Tương tự khi \(y\) âm thì đồ thị nằm ở góc phần tư thứ \(IV\), các điểm thuộc đồ thị có hoành độ dương.
Vậy khi \(y\) âm thì \(x\) có giá trị dương.