Đề bài
Cho hàm số \(y = 2x\)
a) Viết năm cặp số \((x ; y)\) với \(x = -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2\)
b) Biểu diễn các cặp số đó trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy \);
c) Vẽ đường thẳng qua hai điểm \((-2 ; -4) ; (2 ; 4).\) Kiểm tra bằng thước thẳng xem các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đó hay không?
Đề bài
Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ \(Oxy\) đồ thị của các hàm số:
a) \(y = x\); b) \(y = 3x\);
c) \(y = -2x\); d) \(y = -x\).
Đề bài
Đồ thị của hàm số \(y = ax\) nằm ở những góc phần tư nào của mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), nếu:
a) \(a > 0?\)
b) \(a < 0?\)
Đề bài
Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \(y = -3x.\)
\(A\left( { - \dfrac{1}{3};1} \right);\,\,B\left( { - \dfrac{1}{3}; - 1} \right);\,C\left( {0;0} \right)\)
Đề bài
Đường thẳng \(OA\) trong hình 26 là đồ thị của hàm số \(y = ax.\)
a) Hãy xác định hệ số \(a.\)
b) Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng \(\dfrac{1}{2}\) ;
c) Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng \(-1\).
Đề bài
Trong hình 27: Đoạn thẳng \(OA\) là đồ thị biểu diễn chuyển động của người đi bộ và đoạn thẳng \(OB\) là đồ thị biểu diễn chuyển động của người đi xe đạp. Mỗi đơn vị trên trục \(Ot\) biểu thị một giờ, mỗi đơn vị trên trục \(OS\) biểu thị mười kilômét. Qua đồ thị, em hãy cho biết:
a) Thời gian chuyển động của người đi bộ, của người đi xe đạp.
b) Quãng đường đi được của người đi bộ, của người đi xe đạp.
c) Vận tốc (km/h) của người đi bộ, của người đi xe đạp.
Đề bài
Vẽ đồ thị của hàm số \(y =f(x) = -0,5x.\) Bằng đồ thị hãy tìm:
a) \(f(2); f(-2); f(4); f(0)\)
b) Giá trị của \(x\) khi \(y = -1; y = 0; y = 2,5.\)
c) Các giá trị của \(x\) khi \(y\) dương, khi \(y\) âm.
Đề bài
Hai cạnh của hình chữ nhật có độ dài là \(3\,m\) và \(x\) (m).
Hãy viết công thức biểu diễn diện tích \(y\; ({m^2})\) theo \(x.\)
Vì sao đại lượng \(y\) là hàm số của đại lượng \(x?\)
Hãy vẽ đồ thị của hàm số đó.
Xem đồ thị, hãy cho biết:
a) Diện tích của hình chữ nhật bằng bao nhiêu khi \(x = 3m; x = 4 m?\)
b) Cạnh \(x\) bằng bao nhiêu khi diện tích \(y\) của hình chữ nhật bằng \(6 \,{m^2} ; 9 \,{m^2}?\)
Đề bài
Đồ thị trong hình 28 được sử dụng để đổi đơn vị độ dài in – sơ sang xentimet.
Xem đồ thị hãy cho biết \(2\) in (in – sơ), \(3\) in (in – sơ), bằng khoảng bao nhiêu xen ti mét?
Đề bài
Bài 1: Những điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số \(y = {1 \over 2}x\) ?
\(A(5; - 3);B\left( { - 3;4} \right);C(2;1);\) \(D\left( { - 5;{5 \over 2}} \right)\)
Bài 2: Cho hàm số \(y = ax\). Tìm a, biết đồ thị của nó đi qua điểm \(M\left( {{5 \over 2}; - 5} \right).\)
Bài 3: Vẽ đồ thị hàm số \(y = kx\), biết điểm \(A(2;-3)\) thuộc đồ thị cảu hàm số.
Đề bài
Bài 1: Đường thẳng cho trên hình vẽ là đồ thị của hàm số cho bởi công thức nào?
Bài 2: Đường thẳng OA qua gốc tọa độ và điểm \(A\left( {{1 \over 2};7} \right)\) là đồ thị của hàm số nào sau đây: \(y = 7x;y = 14x;y = - 14x\)?
Bài 3: Cho hàm số \(y = ax\). Tìm a biết đồ thị của hàm số qua điểm \(M(-1 ;2)\).
Đề bài
Bài 1: Đánh dấu vị trí hai điểm \(A(1;-2); B(2;-4)\) trên hệ trục tọa độ Oxy. Chứng tỏ O, A, B thẳng hàng.
Bài 2: Cho đồ thị \(y = ax\) trên hình vẽ. Hãy xác định dấu của a.
Đề bài
Bài 1: Vẽ đồ thị của hàm số \(y = ax\), biết đồ thị đi qua điểm \(A(-2;1)\). Đồ thị của hàm số có đi qua điểm \(B(10;-5)\) không?
Bài 2: Đường thẳng OM trên hình vẽ là đồ thị của hàm số nào?
Đề bài
Bài 1: Đánh dấu các điểm \(A(1;3); B(-2;-6); C(-1;-3)\). Chứng tỏ bốn điểm O, A, B,C thẳng hang.
Bài 2: Vẽ đồ thị hàm số \(y = -2x.\) Từ đồ thị hàm số đã vẽ, tìm các giá trị của x khi y dương và y âm.