Đề bài
Bài 1: Có ba loại tiền mệnh giá 2000 đồng; 5000 đồng và 10 000 đồng gồm 16 tờ. Biết rằng tổng giá trị của mỗi loại đều bằng nhau. Hỏi mỗi loại tiền có bao nhiêu tờ?
Bài 2: Vẽ đồ thị của hàm số \(y = -2x\) . Điểm \(M(-5;10)\) có thuộc đồ thị của hàm số hay không? Chứng tỏ ba điểm O;\(A(-1;2)\) và \(B(2;-4)\) thẳng hàng.
Bài 3: Cho tam giác ABC , biết rằng số đo ba góc A;B;C tỉ lệ thuận với \({1 \over 2};{1 \over 3};{1 \over 6}\) .Tìm số đo của ba góc A,B,C.
Bài 4 : Cho hàm số \(y = f(x) = mx\). Tìm m biết \(f\left( {{1 \over 2}} \right) = 2\).
Đề bài
Bài 1: Một lớp có 35 học sinh giỏi, khá và trung bình. Số học sinh giỏi và số học sinh khá tỉ lệ thuận với 2 và 3, số học sinh khá và số học sinh trung bình tỉ lệ thuận với 4 và 5. Tính số học sinh giỏi, khá và trung bình.
Bài 2: Có 5 người cùng làm một công việc trong 6 ngày. Hỏi nếu có 15 người( với cùng năng suất) thì hoàn thành công việc trong mấy ngày?
Bài 3: Cho hàm số \(y = f(x) = 2x\).
a) Tính \(f\left( {{3 \over 2}} \right);f\left( {{1 \over 2}} \right).\)
b) Tìm x biết \(f(x) = -5.\)
c) Vẽ đồ thị của hàm số và cho biết điểm \(M(-3;-1)\) có thuộc đồ thị của hàm số hay không?
Đề bài
Bài 1: Phân tích số 90 thành tổng của 3 số và ba số đó tỉ lệ nghịch với 3;4;6. Tìm ba số đó.
Bài 2: Số học sinh giỏi, khá, trung bình của khối 7 tỉ lệ thuận với 2; 5 ;6. Tổng số học sinh giỏi và khá nhiều hơn số học sinh trung bình là 45 em. Tính số học sinh giỏi, khá, trung bình của mỗi khối 7.
Bài 3: Cho hàm số \(y = - 2x\)
a) Vẽ đồ thị của hàm số.
b) Điểm \(M(0;-2)\) có thuộc đồ thị của hàm số hay không?
c) Chứng tỏ rằng ba điểm \(O; A(-1;2)\) và \(B(-2;4)\) thẳng hàng.
Đề bài
Bài 1: Có 496 học sinh được phân thành bốn loại : khá, giỏi , trung bình, và yếu. Số học sinh yếu chiếm \({1 \over 8}\) số học sinh. Còn lại số học sinh giỏi, khá, trung bình tỉ lệ thuận với các số 7,10,14. Hãy tính số học sinh từng loại.
Bài 2: Hai xe ô tô cùng đi từ A đến B. Vận tốc của xe thứ nhất là 60km/h ; của xe thứ hai là 40km/h nên thời gian đi của xe thứ nhất ít dơn xe thứ hai là 30 phút. Tính quãng đường AB
Bài 3: Cho hàm số \(y = f(x) = mx.\)
a) Tìm m biết rằng \(f(-1) = {1 \over 2}\).
b) Vẽ đồ thị hàm số với m vừa tìm được.
c) Đánh dấu vị trí các điểm \(M(2 ;1) ; N(-2 ;1).\) Chứng tỏ rằng O ; M ; N thẳng hàng.
Đề bài
Bài 1: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 45km/h hết 1 giờ. Hỏi nếu đi với vận tốc 60km/h thì mất bao lâu?
Bài 2: Tam giác có chu vi 72cm và ba cạnh tỉ lệ thuận với 3,4,5. Tính độ dài ba cạnh.
Bài 3: Cho hàm số \(y = kx.\)
a) Tìm k biết nếu \(y = -5\) và \(y = {5 \over 2}\)
b) Vẽ đồ thị của hàm số với k vừa tìm được
c) Chứng tỏ ba điểm \(O ; A(1 ;-2); B(2;1)\) không thẳng hàng.