Câu 1.Sự tiêu hoá có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể ?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Tiêu hoá thức ăn gồm những quá trình biến đổi nào ?
A. Biến đổi hoá học.
B. Biến đổi lí học.
C. Hấp thụ các chất.
D. Cả A, B và C.
2. Các chất hữu cơ trong thức ăn được biến đổi nhờ
A. Enzim trong tế bào.
B. Răng nghiền nát thức ăn.
C. Hoạt động tiêu hoá thức ăn.
D. Dạ dày co bóp.
Câu 3.Thực hiện ghép nội dung cột 1 với cột 2 và ghi kết quả vào cột 3.
Cột 1 |
Cột 2 |
Cột 3 |
1. Răng cửa |
A. Dùng để xé thức ăn |
1 |
2. Răng nanh |
B. Nghiền thức ăn |
2 |
3. Răng hàm |
C. Đảo trộn thức ăn thấm nước bọt |
3 |
4. Lưỡi |
Cắt thức ăn Nhận biết vị thức ăn (cay, đắng, mặn, nhạt...). |
4 |
Câu 1. Tại sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt Những hoạt động nào tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Thế nào là tiêu hoá thức ăn?
A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột
C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được
D. Cả A, B và C.
2. Hoạt động tiêu hoá lí học ở khoang miệng là gì ?
A. Nhai, nghiền thức ăn
B. Nhào trộn thức ăn
C. Biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ
D. Cả A và B
3. Sau khi ăn thức ăn còn bám ở răng sẽ?
A. Làm cho nước bọt tiết nhiều hom nên dễ tiêu hoá thức ăn.
B. Làm cho nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hoá thức ăn.
C. Tạo môi trường axit phá huỷ men răng.
D. Tạo môi trường kiềm phá huỷ men răng.
4. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học là?
A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.
B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza.
C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza.
Câu 1 .Mỗi hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng có tác dụng cụ thể như thế nào ?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở
A. Khoang miệng.
C. Ruột non.
B. Dạ dày.
D. Ruột già.
2. Trong dịch vị có enzim
A. amilaza. B. pepsin.
C. tripsin. D. lipaza.
3. Thành phần cơ bản của enzim là
A. lipit. B. axit nuclêic,
C. prôtêin. D. cacbohiđrat.
4. Loại enzim nào được thực hiện tiêu hoá hoá học ở khoang miệng ?
A. Pepsin B. Amilaza
C. Tripsin D. Cả B và C
5. Enzim amilaza có trong nước bọt của người xúc tác cho sự chuyển hoá chất nào
sau đây?
A. Tinh bột B. Glucôzơ
C. Mantôzơ D. Xenlulôzơ
6. Nghĩa đen của câu “Nhai kĩ no lâu” là gì?
A. Nhai càng kĩ thì hiệu suất tiêu hoá càng cao
B. Nhai kĩ thì hiệu suất hấp thụ chất dinh dưỡng càng cao
C. Nhai kĩ thì thức ăn dừng lại ở ống tiêu hóa lâu
D. Cả A và B.
Câu 1. Sự biến đổi lí học và hoá học thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào và có tác dụng gì?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày là
A. Có lớp cơ rất dày và khỏe.
B. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
C. Có 2 lớp cơ vòng và cơ dọc.
D. Cả A và B.
2. Axit clohiđric có vai trò gì trong dạ dày?
A. Tiêu hóa gluxit còn lại
B. Tiêu hoá lipit
C. Biến đổi pepsinôgen thành enzim pepsin để tiêu hoá prôtêin
D. Cả A và B.
3.Vì sao thành dạ dày không bị enzim pepsin và axit clohiđric phân giải ?
A. Enzim pepsin chỉ phân giải prôtêin chết
B. Thành dạ dày tiết chất nhầy ngăn cách enzim pepsin và axit clohiđric với thành dạ dày
C. Enzim pepsin chỉ phân giải prôtêin lạ
D. Cả B và C.
4. Dạ dày có cấu tạo
A. Gồm 3 lớp niêm mạc
C. Gồm 4 lớp cơ bản.
B. Gồm 2 lớp niêm mạc.
D. Gồm 1 lớp niêm mạc.
5. Ở dạ dày, biến đổi lí học và hoá học gồm các hoạt động
A. Nhai, nghiền, biến đổi tinh bột
B. Co bóp của dạ dày, biến đổi prôtêin.
C. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic.
D. Nhũ tương hoá lipit nhờ dịch mật do gan tiết ra.
Câu 1. Ruột non có đặc điểm cấu tạo như thế nào ?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Sản phẩm của quá trình tiêu hóa ở ruột non là gì ?
A. Đường đơn, glixêrin và axit béo, lipit
B. Đường đơn, axit amin, glixêrin và axit béo
C. Lipit, đường đôi, các dạng peptit
D. Axit amin, prôtêin, đường đôi
2. Loại dịch nào được tiết ra từ các tế bào tuyến ở ruột non ?
A. Dịch mật
B. Dịch ruột
C. Dịch vị
D. Cả B và C
Câu 3. Tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3... để hoàn chỉnh các câu sau:
Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về ...(1)... là chủ yếu. Nhờ có nhiều ...(2)... hỗ trợ như gan, tuỵ, các tuyến ruột, nên ở ruột non có ...(3)…. phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các ...(4)... có thể hấp thụ được (đường đơn, glixêrin, axit béo, axit amin).
Câu 1. Những chất dinh dưỡng nào được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu? Những chất dinh dưỡng nào được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Sau hấp thụ, chất nào được vận chuyển theo cả 2 con đường (máu và bạch huyết)?
A. Lipit
B. Gluxit
C. Protêin
D. Cả B và C
2. Trong ống tiêu hoá, chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở đâu ?
A. Dạ dày
B. Ruột non
C. Ruột già
D. Cả B và C
Câu 3. Hoàn thành các chỗ trống trong câu sau.
Sự hấp thụ các ..(l)... diễn ra chủ yếu ...(2)... Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được ...(3)... đến các tế bào cơ thể.
Gan tham gia ..(4)... các chất trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc có hại với cơ thể.
Câu 1.Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả ?
Câu 2.
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Điều nào sau đây trong ăn uống không đúng cách ?
A. Đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị
B. Ăn chậm, nhai kĩ.
C. Ăn xong đi làm ngay.
D. Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
2. Khi đói, dạ dày có đặc điểm là
A. Co bóp nhẹ và thưa.
B. Co bóp mạnh và nhanh hơn bình thường
C. Không thể co bóp.
D. Không thể tiết dịch vị.
2. Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ?
A. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi
B. Ăn rau sống và hoa quả đã rửa sạch
C. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu hoặc ruồi nhặng đậu vào
D. Cả A, B và C
3. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá là
A. Các vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh.
B. Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống,
C. Ăn uống không đúng cách, thiếu vệ sinh.
D. Cả A, B và C.
4. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và giúp tiêu hoá có hiệu quả là
A. Ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần hợp lí.
B. Ăn uống đúng cách, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
C. Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
D. Cả A, B và C.