Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


Bố cục (3 phần)

+ Phần 1 (“Tháng sáu... giữ nước”): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

+ Phần 2 (“Quốc Tuấn là con... viếng”): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

+ Phần 3 (còn lại): Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.

Nội dung

     Khắc hoạ hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một vị tướng đủ đức, nhân, trí, dũng, được nhân dân phong thánh, thờ phụng ở các đền trong nước. 

Câu 1:

Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?


Trả lời 

- Nội dung lời trình bày:

+ Chống giặc phải tùy thời tạo thế, các thời không giống nhau, cách giặc tiến công cũng không giống nhau, phải tỉnh táo và linh hoạt trong dụng binh.

+ Chú trọng việc xây dựng đội quân đoàn kết, một lòng như cha con.

+ Thượng sách giữ nước là khoan thư sức dân.

- Lời trình bày cho thấy kinh nghiệm dày dặn, tài năng bản lĩnh và tâm huyết của Trần Quốc Tuấn đối với vua, với nước.

Câu 2:

Chi tiết Trần Quốc Tuân đem lời cha dặn ra khỏi ý hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời 

- Phản ứng khi nghe lời khuyên can của Yết Kiêu, Dã Dượng, Hưng Vũ Vương: cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người, Ngầm cho là phải.

- Nghe câu nói cổ vũ của Hưng Nhượng Vương: rút gươm kể tội, trách mắng, lại dặn Hưng Vũ Vương không cho Quốc Tảng vào viến khi qua đời.

=> Trần Quốc Tuấn có lòng trung nghĩa tuyệt đối với vua, với nước, với nhân dân. Ông cũng là người thận trọng, quyết đoán, có quan điểm riêng và đặc biệt nghiêm khắc trong giáo dục. Vẻ đẹp nổi bật ở đây là việc đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân hẹp hòi.

 Câu 2:

Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của ai những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo của tác giả trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (nhân


Trả lời 

- Nhân cách của Trần Quốc Tuấn: trung quân ái quốc, công bằng liêm chính, nhìn xa trông rộng, tài năng đức độ.

=> Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật: đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ (vua, dân, gia nô, con cái) và những tình huống thử thách, nhân vật tự bộc lộ mình qua cách lựa chọn, hành động, lời nói trong các tình huống ấy. 

Câu 4:Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?

Trả lời

- Kể chuyện không theo trình tự thời gian mà ngược dòng từ thời điểm Hưng Đạo Vương bị ốm (sao sa: điềm báo qua đời) trở về trước.

- Cách kể chuyện hấp dẫn bằng cách kể lại những tình huống tiêu biểu, quan trọng để làm nổi bật nhân vật, không kể triền miên, lan man.

- Khéo léo lồng ghép những nhận xét sắc sảo về nhân vật giúp định hướng người đọc.

- Kể sử nhưng không nặng nề về sự kiện, thời gian mà tập trung vào những câu chuyện sinh động làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, tạo hứng thú cho người đọc.

Câu 5:

Chi tiết về lòng tin của dán chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh ”tráp đựng kiếm có tiếng kêu ” có ý nghĩa gì? (Lựa chọn các ý SG


Trả lời 

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”