Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


I.Ngôn ngữ nghệ thuật

- Khái niệm: là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng chủ yếu trong văn bản nghệ thuật (ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật cũng được dùng trong lời nói hàng ngày, trong văn bản thuộc các ngôn ngữ khác).

- Phân loại: 3 loại (ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ sân khấu).

- Chức năng: chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ.

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (có ba đặc trưng cơ bản)

Câu 1. Tính hình tượng

            + Tính hình tượng được tạo ra bởi người viết dùng nhiều phép tu từ.

            + Tính hình tượng còn đem lại tính đa nghĩa, tính hàm súc cho ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. Tính truyền cảm

            + Tính truyền cảm được tạo ra nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ).

            + Tác dụng: tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.

Câu 3. Tính cá thể hóa

            + Ngôn ngữ nghệ thuật được tạo ra bởi sự khác nhau về ngôn ngữ (cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết) và thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói nhân vật, trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.

            + Tác dụng: tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ, không trùng lặp.

III. Luyện tập

Câu 1. Các phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…

Câu 2. Trong ba đặc trưng, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản nhất. Các hình tượng ngôn ngữ này cũng thể hiện tính truyền cảm và tính cá thể. Tính hình tượng là đặc điểm cơ bản nhất phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những phong cách ngôn ngữ khác.

Câu 3. Lựa chọn từ ngữ thích hợp:

a. Thấm đượm/canh cánh: những từ có tính truyền cảm cao.

b. Rắc (phù hợp với hành động độc ác) + diệt/giết (lột tả sự hủy diệt ghê gớm).

Câu 4. So sánh ba đoạn thơ để thấy rõ nét riêng trong từ ngữ, nhịp điệu, hình tượng thơ:

Đoạn thơ

Từ ngữ

Nhịp điệu

Hình tượng thơ

“Thu vịnh”

+ Nhiều tính từ chỉ đặc điểm, màu sắc (xanh ngắt, cao, biếc, hắt hiu).

+ Từ láy gợi cảm: lơ phơ, hắt hiu.

+ Biện pháp so sánh.

Nhịp thơ chậm rãi, ung dung: 4/3 và 2/2/3 (nhịp quen thuộc trong thơ thất ngôn bát cú).

+ Quen thuộc, gần gũi: trời xanh, cần trúc, gió, nước biếc, song cửa, trăng.

+ Hình ảnh trong sáng, gợi cảm, mang nét riêng của thu Bắc Bộ.

“Tiếng thu”

+ Từ láy xào xạc, ngơ ngác gợi âm thanh, gợi trạng thái.

+ Ngôn ngữ gần gũi, giản dị.

Nhịp thơ nhẹ nhàng, dịu dàng.

Hình tượng thơ trẻ trung, thơ mộng, đẹp đẽ: em, lá thu,, con nai vàng, lá vàng.

“Đất nước”

+ Từ ngữ bình dị, dùng từ láy (phấp phới, thiết tha).

+ Biện pháp nhân hóa.

Nhịp thơ sôi nổi, hào hứng, ngắt nghỉ tự do theo cảm xúc.

Hình tượng thơ gợi cảm, trong sáng (mùa thu, núi đồi, gió, rừng tre, trời thu) gắn với những trạng thái, hành động, cử chỉ phấn chấn, vui tươi.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”