Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh


I. Đoạn văn thuyết minh

1. Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu tạo nên văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm ngắt xuống dòng. Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu sau:

    + Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề thống nhất và duy nhất.

    + Liên kết chặt chẽ với đoạn trước và đoạn sau.

    + Diễn đạt chính xác, trong sáng.

2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh:

So sánh

Đoạn văn tự sự

Đoạn văn thuyết minh

Điểm khác (vì khác về mục đích và yêu cầu)

Dùng để kể với nhiều yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Dùng để giới thiệu, trình bày nên ít yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Điểm giống (vì đều là đoạn văn)

+ Đảm đảm bảo hình thức nhận biết của đoạn văn nói chung.

+ Đảm bảo cấu trúc thường gặp: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

3. Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo trình tư thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh…tùy đối tượng và mục đích thuyết minh.

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Ví dụ: Thuyết minh về một tác giả văn học

1. Dàn ý cơ bản:

*Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du.

* Thân bài:

- Giới thiệu về tiểu sử: Họ tên, bút danh khác, năm sinh, năm mất, quê; Gia đình, học vấn, cá tính, phẩm chất; Những yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp văn chương.

- Sự nghiệp văn chương: Các tác phẩm chính; Giá trị nội dung;  Giá trị nghệ thuật.

- Đóng góp và vai trò, vị trí của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

* Kết bài: Đánh giá về tác giả.

2. Diễn đạt một ý trong dàn ý thành đoạn văn

a. Xác định đoạn văn định viết, hình dung câu chuyển đoạn để liên kết với đoạn trước đó, xác định phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng.

b. Viết và sửa chữa.

VD: Lựa chọn luận điểm về tiểu sử của Nguyễn Du để viết đoạn thuyết minh.

     Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra và lớn lên trong một gia đình phong kiến quyền quý giàu truyền thống khoa bảng và làm quan ở thành Thăng Long. Cha ông là Nguyễn Nghiễm quê ở Hà Tĩnh, mẹ là Trần Thị Tần quê ở Bắc Ninh. Cha mẹ mất sớm, Nguyễn Du ở với anh trai là Nguyễn Khản. Điều kiện gia đình quý tộc một mặt giúp Nguyễn Du sớm được dùi mài kinh sử mặt khác nhìn thấu rõ cuộc sống xa hoa, đặc biệt ám ảnh với hình ảnh những ca nhi, kĩ nữ tài sắc nhưng đau khổ. Năm 1783, ông đỗ tam trường và nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. Sau khi nhà Nguyễn thay thế nhà Hậu Lê, từ 1789, Nguyễn Du bước vào cuộc đời gió bụi gian lao, về gần với cuộc sống của nhân dân với nhiều trăn trở. Thời gian này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương của ông, đặc biệt là giúp Nguyễn Du suy ngẫm về thân phận con người, mở rộng vốn sống và học hỏi ngôn ngữ dân gian. Năm 1802, ông chấp nhận ra làm quan cho nhà Nguyễn nhưng tư tưởng vẫn luôn băn khoăn vì tư tưởng “trung quân”. Trải qua nhiều chức quan dưới triều Nguyễn và nhiều lần đươc cử đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du có thêm những trải nghiệm và khả năng nâng tầm khái quát vấn đề thân phận con người trong sáng tác tác văn chương.

III. Luyện tập

1. Viết đoạn văn nối tiếp đoạn vừa viết trên lớp: HS tự làm.

2. Viết bài văn thuyết minh về một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động: HS tự làm.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”