Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Phần I

Câu 1. Đọc các bài ca dao (câu 1, SGK trang 135) và trả lời:

a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,... mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?

Trả lời:


a. Ngoài nghĩa đen, các từ thuyền, bến, cây đa, con đò còn có ý nghĩa khác:

+ Bến, cây đa: những vật cố định, không di chuyển -> giống người con gái thời xưa thường ổn định, thụ động.

+ Thuyền, con đò: những vật không cố định, thường di chuyển -> giống người con trai thường di chuyển, đi lại đó đây và chủ động.

b. Thuyền – bến, bến cũ – con đò có mối quan hệ song song, là những vật cần có nhau, luôn gắn bó với nhau

-> ngầm so sánh với những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau.

+ Câu 1: bày tỏ nỗi nhớ và sự thủy chung của bến (người con gái) đối với thuyền (người con trai).

+ Câu 2: bày tỏ sự tiếc nuối ngậm ngùi, chua xót của bến cũ (người con gái) khi tình yêu dang dở, phải gắn bó với một con đò khác (người con trai khác).

2.

 (1) lửa lựu lập lòe: những bông lựu đỏ như những đốm lửa lập lòe ẩn hiện trong tán lá à miêu tả cảnh sắc mùa hè một cách sinh động, có hình sắc và linh hồn.

(2) thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, tình cảm gầy gò: chỉ thứ văn chương dễ dãi, hời hợt, nông cạn.

(3) giọt: ngầm so sánh, liên tưởng tiếng chim chiền chiện như những giọt âm thanh hữu hình, sống động, có thể nhìn thấy được.

(4) thác: chỉ khó khăn, thử thách; thuyền: chỉ cuộc đời con người.

(5) phù du: chỉ cuộc đời ngắn ngủi, mong manh, tầm thường ; phù sa: chỉ cuộc đời ý nghĩa.

3.

- Nếu không vượt ra ngoài những chiếc lồng tư duy, chúng ta sẽ thật khó để nhìn ra thế giới và bắt kịp các quốc gia khác.

Phần II

Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi (mục 1, SGK trang 136, 137)

a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hòng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội.

b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Trả lời:


 a. Đầu xanh: chỉ người trẻ tuổi; Má hồng: chỉ người con gái đẹp, trong câu thơ này còn chỉ thân phận gái lầu xanh -> Nguyễn Du dùng những cách nói hình ảnh để chỉ nàng Kiều với số phận bi kịch khi tuổi xuân và nhan sắc của nàng bị vùi dập trong chốn lầu xanh.

+ Áo nâu: chỉ người nông dân; Áo xanh: chỉ người công nhân.

b. Căn cứ vào mối quan hệ gần gũi, quen thuộc, hay đi đôi hoặc chỉnh thể - bộ phận để hiểu đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng.

2.

a. Hình ảnh hoán dụ gồm có thôn Đoài (chỉ người thôn Đoài), thôn Đông (chỉ người thôn Đông). Hình ảnh ẩn dụ gồm có cau thôn Đoài, giầu không thôn nào chỉ những người đang yêu vì cau và trầu là những vật thường gắn bó khăng khít và thường dùng trong cưới hỏi.

b. Sự khác nhau giữa câu thơ của Nguyễn Bính và câu ca dao:

+ Câu Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông: sử dụng các hình ảnh hoán dụ (thôn Đoài, thôn Đông) để chỉ người ở thôn Đoài và người ở thôn Đông.

+ Câu ca dao sử dụng hình ảnh ẩn dụ thuyền, bến để chỉ những người đang yêu.

3.

Dũng đá bóng giỏi nhất lớp tôi còn Bảo là thủ môn giỏi nhất của lớp 10D. Sau khi được cử vào đội bóng của trường, chân sút cừ khôi và bàn tay thiện nghệ ấy đều ghi được nhiều công lao cho thành tích chung, vượt qua cả các đàn anh lớp trên.

=> Các hoán dụ: chân sút, bàn tay thiện nghệ. 

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”