Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam - Ngữ Văn 12

Lời giải

   Thiếu đi tình yêu mến cuộc sống, lòng trân trọng sự sống của mọi người xung quanh, làm sao Thạch Lam có thể viết nên những tác phẩm có giá trị, những sáng tác để cho cái đẹp trên Trái Đất, cho lời kêu gọi đấu tranh về hạnh phúc, niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn và cho cái rực rỡ nhu những mặt trời không bao giờ tắt?.

   Có một lần khi viết về Nguyễn Tuân, Thạch Lam đã khẳng định: “Trong cái vội vã cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực những tác phẩm đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là một công việc quý báu và thiêng liêng”. Chúng ta cũng có thể dành chính những lời ca tụng đẹp đẽ ấy cho Thạch Lam - nhà văn đã hết lòng quý mến cuộc sống và luôn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Đọc văn Thạch Lam. quả thực ta thấy được “đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học".

   Nguyễn Tuân đã cảm nhận được ở văn Thạch Lam cái thần chắt chiu từ ngòi bút nhà văn, cũng chính là cái thần thái của con người Thạch Lam. Đó là một nhà văn dịu dàng trong hành động nhân từ trong suy nghĩ. Một nhà văn bằng cả cái tinh lế của hồn mình để cảm nhận được cái sắc màu của lá rơi, của những gì dịu dàng bé nhỏ nhất trong đời. Văn Thạch Lam cũng có phong thái ấy. Đó là phong thái của những tác phẩm có “ cốt cách và phẩm chất văn học”. Trước hết nên hiểu thế nào là một tác phẩm có “cốt cách và phẩm chất văn học”? “Cốt cách" là cái riêng, cái độc đáo, phong cách thể hiện được hồn người, tình người Một tác phẩm có “cốt cách” phải là một tác phẩm có giá trị, mang đến cho người đọc những hiểu biết về khơi gợi những tình cảm đẹp. Hơn thế, nó phải có “phẩm chất văn học" nghĩa là phải được chứa đựng trong một hình thức phù hợp, có phương tiện biểu hiện nghệ thuật tương xứng.

   Văn Thạch Lam là thứ văn có cốt cách và phẩm chất bởi nó đã mang đến cho ta những suy nghĩ sâu xa về số phận và cuộc đời. Đọc văn ông lại có sự thích thi trước một lối văn đầy "dư vị và nhã thú” Có người nói: Truyện Thạch Lam bàng bạc một chất thơ cuộc sống mỗi câu chuyện là một bài thơ đầy xót thương”.

   Quả thực là đã từng day dứt trước một lối văn sắc lạnh, khách quan, tỉnh táo của Nam Cao, hả hê bất ngờ trước những trang viết châm biếm của Nguyễn Công Hoan và khóc cùng những giọt nước mắt trong văn Nguyên Hồng. Giờ đây đọc văn Thạch Lam, ta thấy yêu cái nét đẹp nhã nhặn, bình dị, đượm buồn trong lối viết của ông. Cái dư vị mà Thạch Lam tạo ra được chính là thực chất cuộc sống với những đau khổ của con người, những nỗi thương tâm của gia đình mẹ Lê, nỗi thiếu thốn của mẹ con bé Hiên, sự vất vả của những chị Tí, những cô hàng xén và sự cao đẹp trong hồn người: tình yêu bé thương con người của khát vọng mơ ước đáng quý của  bé Sơn, khát vọng mơ ước đáng quý của Kiên, những rung cảm nhẹ nhàng trong Thanh (Dưới bóng hoàng lan) khi trở về quê... Những rung động ấy cái dư vị của chất thơ trong trang viết Thạch Lam và đó cũng là “nhã thú” Nguyễn Tuân nói đến khi tiếp cận, đọc lại để lắng nghe chất thơ dịu nhẹ mà Thạch Lam lượm lặt để góp nên trang viết của mình - một chất tơ bàng bạc toát ra từ tâm hồn người, nó cũng là cái đẹp.

   Đưa ta vào thế giới của những rung ngân tinh vi trong tâm hồn. Thạch Lam đã có được "niềm vui của người chiến sĩ chân chính là niềm vui của con ngườ biết vươn tới tương lai" (Pauxiôpxki).

   Suốt đời tâm huyết với văn chương và trong những năm tháng ngắn ngủi của những ngày sống trên cõi đời này. Thạch Lam đã đem trái tim mình đặt lên viết, cho nó sống mãi với ý nghĩa của những tác phẩm có giá trị.

   Bằng "những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”, Thạch Lam xứng với lòng yêu quí và trân trọng của mỗi người đọc chúng ta, xứng đáng với thiên chức của người nghệ sĩ.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”