Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Sự dũng cảm
Con đang đứng treo leo trên hàng rào bằng kim loại, trông thật nguy hiểm. Thấy vậy mẹ cnhr báo:
- Này, đừng làm vậy. Đứng ở đó không an toàn đâu!
Và con miễn cưỡng vâng lời mẹ, leo thấp xuống một chút.
Mẹ vẫn đúng canh chừng con, nhưng rồi có một lúc nào đó, mẹ lơ đãng nhìn sang chỗ khác để ngắm ánh hoàng hôn đang buông dần xuống.
Đột nhiên, mẹ quay đầu lại để rồi hoảng hốt nhìn con té từ trên hàng rào xuống đất.
Con đứng dậy, miệng thở không ra hơi, mũi và môi dới của con đang chảy máu. Kinh hãi, mẹ ôm chặt lấy con cố thổi vào vết thương. Con khóc vì đau đớn, còn mẹ khóc vì không thể bảo vệ được con.
Nhưng chỉ một lát sau, con lấy lại bình tĩnh. Con hít một hơi thật dài, thật dũng cảm, phủi phủi mớ đất cát bám trên cánh tay rồi tặng mẹ một nụ cười méo xệch, vẫn còn đầm đìa nước mắt.
- Mẹ ơi, con mốn lên trên đó trở lại. Và lần này, con muốn búng người lộn một vòng.
Con nói câu này mặc cho môi dưới của con đang chảy máu.
Nghe câu nói của con, không những mẹ kinh ngạc mà còn tự hào nữa. Và trước mặt mẹ không còn là đứa con gái nhỏ ba tuổi đang nhòe nhoẹt nước mắt, vừa ngã té xong đã đứng lên, tiếp tục nhảy múa, mà mẹ còn thấy một sự dũng cảm. Mẹ nhìn thấy một sự quyết tâm. Mẹ nhìn thấy một đứa con gái với phẩm chất mà mẹ koong hề áp đặt lên con, một nét đặc biệt mà không ai có thể lấy đi của con.
Con gái ơi, khi mẹ đẩy vóc dáng nhỏ bé của con lên hàng rào, trong mẹ là một lời cầu nguyện, cho con và cho mẹ. Đừng bao giờ đầu hàng, con nhé!
(Sưu tầm)
a) Thấy con đứng cheo leo trên hàng rào bằng kim loại, người mẹ đã làm gì?
b) Sau khi con bị té từ trên hàng rào xuống, cô bé đã đứng dậy và xin với mẹ điều gì?
c) Em học được điều gì từ cô bé trong bài học?
Trả lời:
a. Thấy con đứng cheo leo trên hàng rào bằng kim loại, người mẹ đã cảnh báo con đừng làm như vậy, đứng ở đó không an toàn. Đồng thời đứng canh chừng con vì sợ con gặp nguy hiểm.
b. Sau khi bị té từ trên hàng rào xuống, cô bé đã đứng dậy và xin với mẹ rằng mình muốn lên trên đó trở lại, cô bé muốn búng người lộn một vòng.
c. Điều mà em học được từ cô bé trong bài học đó là sự dũng cảm và quyết tâm, không bỏ cuộc khi vấp ngã cũng không sợ hãi thử thách.
Câu 2. Gạch dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau:
Hai anh chàng đi vào rừng và gặp con gấu, một anh nhanh chân trèo lên cây và để lại người bạn không chạy kịp đành nằm úp mặt xuống đất. Con gấu đi đến bên anh ta ngửi ngửi rồi bỏ đi. Khi gấu đã đi khuất, anh kai từ trên cây tụt xuống và cười hỏi:
- Thế nào, gấu rỉ tai điều gì thế?
- À, nó bảo với tớ rằng những ngời xấu là kẻ bỏ bạn trong lúc hoạn nạn.
Phương pháp:
Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp:tôi, chúng tôi, chúng mày,…
Trả lời:
Hai anh chàng đi vào rừng và gặp một con gấu, một anh nhanh chân trèo lên cây và để lại người bạn không chạy kịp đành nằm úp mặt xuống đất. Con gấu đi đến bên anh ta ngửi ngửi rồi bỏ đi. Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cười hỏi:
- Thế nào, gấu rỉ tai anh điều gì thế?
- À, nó bảo với tớ rằng những người xấu là kẻ bỏ bạn trong lúc hoạn nạn.
Câu 3. Tìm các động từ, tính từ, đại từ trong đoạn văn sau rồi viết vào chỗ chấm:
Bữa sáng, khi mẹ chiên chảo cơm giòn, nóng hổi, lúc mẹ nấu nồi nếp xôi hay nồi canh bánh đa thơm ngào ngạt mùi hành mỡ, mùi rau hẹ, rau cải cúc ngọt ngào. Tôi thích nhất mùi nếp xôi thơm nức mũi. Bao giờ tôi cũng ngấu nghiến hết sạch những hạt nếp xôi tơm dẻo, bùi bùi đỗ.
- Động từ: ........
- Tính từ: ........
- Đại từ: ........
Phương pháp:
Động từ: Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Tính từ: Dùng để miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động trạng thái.
Đại từ: Dùng để xưng hô hoặc thay thế
Trả lời:
- Động từ: chiên, nấu, thích, ngấu nghiến
- Tính từ: giòn, nóng hổi, thơm, ngào ngạt, ngọt ngào, thơm dẻo, bùi bùi
- Đại từ: mẹ, mẹ, tôi, tôi