Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua \(\left( {{S^{2 - }}} \right)\) bằng cách:
A. nhận thêm một electron.
B. nhường đi một electron.
C. nhận thêm một electron.
D. nhường đi hai electron.
Hãy tìm đáp án đúng.
Trong phản ứng: \(C{l_2} + 2KBr \to B{r_2} + 2KCl,\) nguyên tố clo
A. chỉ bị oxi hóa.
B. bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Hãy tìm đáp án đúng.
Trong phản ứng: \(2Fe{\left( {OH} \right)_3} \to F{e_2}{O_3} + 3{H_2}O\), nguyên tố sắt
A. bị oxi hóa
B. bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Hãy tìm đáp án đúng.
Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa – khử.
b) \(N{a_2}O\) bao gồm các ion \(N{a^{2 + }}\) và \({O^{2 - }}\).
c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.
d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố
e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
Tính số oxi hóa của:
a) cacbon trong \(C{H_4},CO,C,C{O_2},CO_3^{2 - },HCO_3^ - \)
b) lưu huỳnh trong \(S{O_2},{H_2}S{O_3},{S^{2 - }},S,SO_3^{2 - },HSO_4^ - ,H{S^ - }.\)
c) clo trong \(ClO_4^ - ,Cl{O^ - },C{l_2},C{l^ - },ClO_3^ - ,C{l_2}{O_7}\)
Lập các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng:
\(\eqalign{ & a)\,\,N{a_2}S{O_3} + KMn{O_4} + {H_2}O \to N{a_2}S{O_4}\cr& \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;+ Mn{O_2} + KOH \cr & b)\,\,FeS{O_4} + {K_2}C{r_2}{O_7} + {H_2}S{O_4} \to F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;+ {K_2}S{O_4} + C{r_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + {H_2}O \cr & c)\,\,Cu + HN{O_3} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + N{O_2} + {H_2}O \cr & d)\,\,Cu + HN{O_3} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + NO + {H_2}O \cr & e)\,\,F{e_3}{O_4} + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + {H_2}O \cr & g)\,\,Fe + {H_2}S{O_4} \to F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + S{O_2} + {H_2}O \cr & h)\,\,C{l_2} + NaOH \to NaCl + NaClO + {H_2}O \cr} \)
Điiot pentaoxit \(\left( {{I_2}{O_5}} \right)\) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon ddiooxit và iot.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử trên.
b) Khi cho 1 lít hỗn hợp khí có chứa CO và \(C{O_2}\) tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử là 0,50g. Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít.