Đề bài
Để ion hóa nguyên tử hiđrô, người ta cần một năng lượng là \(13,6{\rm{e}}V.\) Tính bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ có thể có được trong quang phổ của hiđrô.
Đề bài
Biết độ lớn của năng lượng toàn phần của êlêctron trong nguyên tử hiđrô thì tỉ lệ nghịch với độ lớn của bán kính quỹ đạo. Năng lượng toàn phần của êlectron gồm động năng của êlectron và thế năng tương tác của nó với hạt nhân. Mặt khác, lại biết năng lượng toàn phần của êlectron trên quỹ đạo càng xa hạt nhân thì càng lớn. Gọi \({{\rm{W}}_K}\) và \({{\rm{W}}_N}\) là năng lượng toàn phần của êlectron trên các quỹ đạo \(K\) và \(N.\) Tính \({{\rm{W}}_N}\) theo \({{\rm{W}}_K}.\)
Đề bài
Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo \(M\) về quỹ đạo \(K\) thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng \(0,1026\mu m.\) Tính năng lượng của phôtôn này theo \(eV.\)Lấy \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;e = 1,{6.10^{ - 19}}C\) và \(c = {3.10^8}m/s.\)
Đề bài
Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ \(n\) thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức \({E_n} = \dfrac{{ - 13.6}}{{{n^2}}}(eV)\) (với n=1,2,3,...). \(n = 1\) ứng với trạng thái cơ bản và quỹ đạo \(K,\) gần hạt nhân nhất; \(n = 2,3,4...\) ứng với các trạng thái kích thích và các quỹ đạo \(L,M,N,...\)
a) Tính năng lượng của phôtôn (ra eV) mà nguyên tử hiđrô phải hấp thụ để êlectron của nó chuyển từ quỹ đạo \(K\) lên quỹ đạo \(N.\)
b) Ánh sáng ứng với phôtôn nói trên thuộc vùng quang phổ nào (hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy,...)?
Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;e = 1,{6.10^{ - 19}}C\) và \(c = {3.10^8}m/s.\)
Đề bài
Năng lượng của nguyên tử hiđrô ở các trạng thái dừng được xác định bởi công thức \({E_n} = \dfrac{{ - 13,6}}{{{n^2}}}(eV)\) (với n=1,2,3,...). \(n = 1\) ứng với trạng thái cơ bản (trạng thái \(K);\)\(n = 2,3,4...\) ứng với các trạng thái kích thích (các trạng thái\(L,M,N,...\)). Quang phổ của nguyên tử hiđrô trong vùng ánh sáng nhìn thấy có \(4\) vạch là: đỏ, lam, chàm và tím. Các vạch này ứng với sự chuyển của các nguyên tử hiđrô từ các trạng thái kích thích \(M,N,O,P\) về trạng thái \(L.\) Hãy tính bước sóng ánh sáng ứng với các vạch đỏ, lam, chàm và tím.Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;e = 1,{6.10^{ - 19}}C\) và \(c = {3.10^8}m/s.\)
Đề bài
Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là U=25kV. Coi vận tốc ban đầu của chùm êlectron phát ra từ catôt bằng không. Biết hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;\)điện tích nguyên tố bằng \(1,{6.10^{ - 19}}C\). Tính tần số lớn nhất của tia Rơn-ghen mà ống này có thể phát ra.