Bài tập cuối chương VI - Lượng tử ánh sáng

Bài Tập và lời giải

Bài VI.11 trang 103 SBT Vật Lí 12

Đề bài

Giới hạn quang điện của kẽm là \(0,35\mu m.\)

a) Giới hạn quang điện này nằm trong vùng ánh sáng gì (hồng ngoại, tử ngoại, tia \(X,...)?\)

b) Tính công thoát eelectron khỏi kẽm.

c) Có thể dùng một chùm tia laze đỏ cực mạnh, sao cho eelectron có thể hấp thụ liên tiếp hai phôtôn đỏ, đủ năng lượng để bứt ra khỏi tấm kẽm được không? Tại sao?

Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^{^8}}m/s;e = 1,{6.10^{ - 19}}C.\)

Xem lời giải

Bài VI.12 trang 103 SBT Vật Lí 12

Đề bài

Trên Hình VI.1, ta có \(\xi :\) bộ pin \(12V - 1\Omega ;\) có thể là một ampe kế hoặc micrôampe kế; \(R\) là một quang điện trở; \(L\) là chùm sáng thích hợp chiếu vào quang điện trở.

Khi không có ánh sáng chiếu vào quang điện trở thì micrôampe kế chỉ \(6\mu A.\)Khi quang điện trở được chiếu sáng thì ampe kế chỉ \(0,6A.\)

Tính điện trở của quang điện trở khi không được chiếu sáng và khi được chiếu sáng bằng ánh sáng thích hợp. Điện trở của ampe kế và của micrôampe kế coi như nhỏ không đáng kể.

Xem lời giải

Bài VI.13 trang 104 SBT Vật Lí 12

Đề bài

Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng \(0,2\mu m\) thì phát ra ánh sáng có bước sóng \(0,5\mu m.\) Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng \(40\% \) công suất của chùm sáng kích thích. Tính xem cần có bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích để tạo ra được một phôtôn ánh sáng phát quang?

Xem lời giải

Bài VI.14 trang 104 SBT Vật Lí 12

Đề bài

Bốn vạch quang phổ đỏ, lam chàm và tím của quang phổ hiđrô ứng với các sự chuyển của các nguyên tử hiđrô từ các trạng thái kích thích \(M,N,O\) và \(P\) về trạng thái kích thích \(L.\) Biết bước sóng của các vạch chàm và tím là \(0,434\mu m\) và \(0,412\mu m.\) Tính độ chênh lệch năng lượng của nguyên tử hiđrô giữa hai trạng thái kích thích \(P\) và \(O.\)

Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^{^8}}m/s;\\e = 1,{6.10^{ - 19}}C.\)

Xem lời giải

Bài VI.15 trang 104 SBT Vật Lí 12

Đề bài

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Rơn-ghen là \(U = 20kV.\) Coi vận tốc ban đầu của chùm eelectron phát ra từ catôt bằng \(0.\) Biết hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;\) điện tích nguyên tố bằng \(1,{6.10^{ - 19}}C;\) tốc độ ánh sáng trong chân không bằng \({3.10^8}m/s.\) Cho rằng mỗi electron khi đập vào đối catôt (hoặc anôt) có thể bị hãm lại và truyền hoàn toàn năng lượng của nó cho phôtôn tia Rơn-ghen mà nó tạo ra. Tính bước sóng ngắn nhất của tia Rơn-ghen mà ống này có thể phát ra.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”