Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương I - Giải Tích 12

Câu 1. Hàm số \(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 4\) có đồ thị như hình vẽ sau

 

Tìm các giá trị của m đề phương trình \({x^3} - 3{x^2} + m = 0\) có hai nghiệm

A. m = 0; m = 4.                    

B. m = - 4; m= 4.

C. m= - 4; m = 0                    

D. 0 < m < 4.

Câu 2. Điểm cực đại của hàm số \(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 2\)

A. x = 0                         B. x = 2     

C. (0 ; 2)                       D. (2 ; 6)

Câu 3. Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} - 5\) và trục hoành.

A. 4                              B. 3    

C. 1                              D. 2

Câu 4. Cho hàm số \(y = {x^3} - 2x + 1\) có đồ thị (C). Hệ số góc tiếp tuyến với (C) tại điểm M(- 1 ; 2) bằng:

A. 3                              B. – 5    

C. 25                            D. 1

Câu 5. Điều kiện của tham số m đề hàm số \(y = \dfrac{{ - {x^3}}}{ 3} + {x^2} + mx\) nghịch biến trên R là

A. m < - 1                   B. \(m \ge  - 1\)      

C. \(m >  - 1\)               D. \(m \le  - 1\)

Câu 6. Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x - 3} }{{x - 1}}\) có các đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang lần lượt là

A. x= 2 và y = 1          B. x = 1  và y= - 3    

C. x= - 1  và y= 2        D. x = 1  và y= 2.

Câu 7. Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x\). Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\) và nghịch biến trên khoảng \((1; + \infty )\).

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; + \infty )\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; - 1)\) và đồng biến trên khoảng \((1; + \infty )\).

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng (- 1 ;1).

Câu 8. Trong các hàm số sau đây, hàm số nào đồng biến trên R ?

A. \(y = {x^4} + {x^2} + 1\)              

B. \(y = {x^3} + 1\)              

C. \(y =\dfrac {{4x + 1} }{ {x + 2}}\)                  

D. \(y = \tan x\).

Câu 9. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như dưới đây.

 

Mệnh đề nào sau đây  sai ?

A. Hàm số có ba điểm cực trị.            

B. Hàm số có giá trị cực đại bằng 3.

C. Hàm số có giá trị cực đại bằng 0.       

D. hàm số có hai điểm cực tiểu.

Câu 10. Cho hàm số  y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

 

Tập tất cả các giá trị của tham số m để phương trình f(x) + m= 0 có ba nghiệm phân biệt là:

A. (-2; 1)                    B. [-1 ; 2)    

C. (-1 ; 2)                   D. (- 2 ;1]

Câu 11. Gọi M, N là giao điểm của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + 1}}{{x - 2}}\) và đường thẳng d: y = x + 2. Hoành độ trung điểm I của đoạn MN là

A. \( - \dfrac{5 }{2}\) 

B. \( -\dfrac {1 }{ 2}\)                           

C. 1 

D. \(\dfrac{1 }{ 2}\).

Câu 12. Tâm đối xứng của đồ thị hàm số nào sau đây cách gốc tọa độ một khoảng lớn nhất ?

A. \(y = \dfrac{{2x - 1}}{ {x + 3}}\)                

B. \(y =\dfrac {{1 - x} }{ {1 + x}}\)                  

C. \(y = 2{x^3} - 3{x^2} - 2\)      

D. \(y =  - {x^3} + 3x - 2\).

Câu 13. Cho hàm số \(f(x) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\). Mệnh đề nào sau đâ sai ?

A. Đồ thị hàm số luôn có điểm đối xứng.

B. Đồ thị hàm số luôn cắt trục hoành

C. Hàm số luôn có cực trị.

D. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) =  + \infty \).

Câu 14. Cho hàm số \(y = \dfrac{{x - 1} }{ {x + 2}}\) có đồ thị (C). Tiếp tuyến của (C) tại giao điểm của (C) với trục hoành có phương trình là:

A. y = 3x                     B. y = x – 3   

C. y = 3x – 3               D \(y = \dfrac{1 }{ 3}(x - 1)\).

Câu 15. Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ dưới đây.

 

Mệnh đề nào dưới đây đúng ?

A. Hàm số có giá trị cực tiểu bằng 2.

B. Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và giá trị cực tiểu tại x = 2.

C. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 2 và giá trị nhỏ nhất bằng – 2 .

D. Hàm  số có ba điểm cực trị.

Câu 16. Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{2x}}{{x - 2}}\).

A. 2y – 1= 0              B. 2x – 1 = 0     

C. x – 2 = 0               D. y – 2 = 0.

Câu 17. Cho hàm số \(y = \dfrac{1 }{ 4}{x^4} - 2{x^2} + 3\). Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - 2;0),\,(2; + \infty )\).

B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ; - 2),\,(0;2)\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ;0)\).

D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ; - 2),\,\,(2; + \infty )\).        

Câu 18. Đồ thị sau đây là của hàm số nào ?

 

A. \(y = \dfrac{{2x - 3}}{{2x - 2}}\)                 

B. \(y = \dfrac{x}{{x - 1}}\)                

C. \(y = \dfrac{{x - 1}}{{x + 1}}\)             

D. \(y = \dfrac{{x + 1}}{{x - 1}}\)

Câu 19. Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \dfrac{{3x - 1}}{ {x - 3}}\) trên đoạn [0 ; 2].

A. \( -\dfrac {1 }{ 3}\)                              B. – 5   

C. 5                                  D. \(\dfrac{1 }{3}\)

Câu 20.   Hàm số \(y =\dfrac {1 }{ 3}{x^3} - 2{x^2} + 3x - 1\) nghịch biến trên khoảng nào trong những khoảng sau đây ?

A. (1 ; 4)                         B. (1 ; 3)

C. (-3 ; -1)                      D. (- 1 ; 3)

Câu 21. Cho hàm số f(x) xác định và có đạo hàm trên (a ; b). Nếu \(f'(x) < 0,\forall x \in (a;b)\) thì:

A. Hàm số đồng biến trên (a ; b)               B. Hàm số nghịch biến trên (a ; b)

C. Hàm số không đổi trên (a ; b)               C. Hàm số vừa đồng biến vừa nghịch biến trên (a ; b)

Câu 22. Giả sử y = f(x) có đạo hàm cấp hai trên (a ; b). Nếu \(\left\{ \matrix{f'({x_0}) = 0 \hfill \cr f''({x_0}) < 0 \hfill \cr}  \right.\) thì

A. x0 là điểm cực tiểu của hàm số.

B. x0 là điểm cực đại của hàm số.

C. x0 là điểm nằm bên trái trục tung

D. x0 là điểm nằm bên phải trục tung.

Câu 23. Chọn phát biểu đúng:

A. Hàm số bậc ba nếu có cực đại thì không có cực tiểu.

B. Hàm số bậc ba nếu có cực tiểu thì  không có cực đại.

C. Hàm số bậc ba nếu có cực đại thì có cả cực tiểu.

D. Hàm số bậc ba luôn có cả cực đại và cực tiểu.

Câu 24. Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } y =  + \infty \) thì đường thẳng x = x0 là:

A. Tiệm cận ngang.        B. Tiệm cận đứng 

C. Tiệm cận xiên            D. Trục  đối xứng

Câu 25. Đồ thị hàm số bậc ba có mấy tâm đối xứng ?

A. 1                               B. 0       

C. 2                               D. B và C đều đúng

Lời giải

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

D

D

D

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

B

C

A

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

D

A

C

D

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

D

D

A

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

B

B

C

B

A



Bài Tập và lời giải

Bài 36.1 Trang 48 SBT hóa học 8
Cho các oxit: CaO ; Al2O3 ; N2O5, CuO ; Na2O ; BaO ; MgO ; P2O5 ; Fe3O4 ; K2O. Số oxit tác dụng với nước tạo ra bazơ tương ứng làA. 3.                            B. 4.C. 5.                            D. 2.

Xem lời giải

Bài 36.2 Trang 49 SBT hóa học 8
Cho các oxit: CO2 ; SO2 ; CO ; P2O5; N2O5 ; NO ; SO3; BaO, CaO. Số oxit tác dụng với .nước tạo ra axit tương ứng làA.6.        B. 4.       C.5          D. 8.

Xem lời giải

Bài 36.3 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Có ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là

A. nước.                 

B. nước và phenolphtalein.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch H2SO4

Xem lời giải

Bài 36.4 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng được với nước ? Nếu có hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành : SO3, Na2O, Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2.

Xem lời giải

Bài 36.5 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Cho nổ một hỗn hợp gồm 1 mol hiđro và 14 lít khí oxi (đktc).

a) Có bao nhiêu gam nước được tạo thành ?

b) Chất khí nào còn dư và dư bao nhiêu lít ?

Xem lời giải

Bài 36.6 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Cho một hỗn hợp chứa 4,6 g natri và 3,9 g kali tác dụng với nước.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được.

c) Dung dịch sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím như thế nào ?

Xem lời giải

Bài 36.7 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Dưới đây cho một số nguyên tố hoá học :

Natri, đồng, photpho, magie, nhôm, cacbon, lưu huỳnh.

a) Viết công thức các oxit của những nguyên tố trên theo hoá trị cao nhất của chúng.

b) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa các oxit trên (nếu có) với nước.

c) Dung dịch nào sau phản ứng làm đổi màu giấy quỳ tím ?

Xem lời giải

Bài 36.8 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Cho 210 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, em hãy tính lượng Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết. Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước.

Xem lời giải

Bài 36.9 Trang 49 SBT hóa học 8

Đề bài

Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào.

a) \(K \to {K_2}O \to KOH\)

b) \(P \to {P_2}{O_5} \to {H_3}P{O_4}\)

Xem lời giải

Bài 36.10* Trang 50 SBT hóa học 8
Cho sơ đồ chuyển hoá sau :CaCO3 ------> CaO ------> Ca(OH)-----> CaCO3.Viết các phương trình hoá học của phản ứng biểu diễn chuyển hoá trên.

Xem lời giải

Bài 36.11 Trang 50 SBT hóa học 8

Đề bài

Đốt cháy 10 cm3 khí hiđro trong 10 cm3 khí oxi. Biết các thể tích khí đo cùng ở 100°C và áp suất khí quyển. Thể tích chất khí còn lại sau phản ứng là

A. 5 cm3 hiđro.

B. 10 cmhiđro.

C. chỉ có 10 cm3 hơi nước

D. 5 cm3 oxi.

Xem lời giải