Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương I - Giải Tích 12

Câu 1. Cho hàm số \(y = \sqrt {{x^2} - 6x + 5} \). Mệnh đề nào sau đây là đúng ?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((5; + \infty )\)

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \((3; + \infty )\)

C. hàm số đồng biến trên khoảng \(( - \infty ;1)\)

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ;3)\)

Câu 2. Cho hàm số \(y = {x^4} + 4{x^2}\) có đồ thị (C). Tìm số giao điểm của đồ thị (C) và trục hoành.

A. 0                          B. 3    

C. 1                          D. 2.

Câu 3. Đồ thị sau đây là của hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} - 3\). Với giá trị nào của m thì phương trình \({x^4} - 3{x^2} + m = 0\) có ba nghiệm phân biệt ?

 

A. m = -3                      B. m = - 4     

C. m = 0                       D. m = 4 .

Câu 4. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau.

 

Hàm số đồng  biến trên khoảng nào ?

A. \(( - 2; + \infty )\)                B. \(( - 2;3)\)      

C. \((3; + \infty )\)                   D. \(( - \infty ; - 2)\).

Câu 5. Biết đường thẳng \(y =  - {9 \over 4}x - {1 \over {24}}\) cắt đồ thị hàm số \(y = {{{x^3}} \over 3} + {{{x^2}} \over 2} - 2x\) tại một điểm duy nhất, ký hiệu (x0 ; y0) là tọa độ điểm đó. Tìm y0.

A. \({y_0} = {{13} \over {12}}\)                   

B. \({y_0} = {{12} \over {13}}\)                        

C. \({y_0} =  - {1 \over 2}\)                   

D. \({y_0} =  - 2\)   

Câu 6. Cho hàm số y = f(x) xác định , liên tục trên R và có bảng biến thiên như dưới đây.

 

Đồ thị hàm số y = f(x) cắt đường thẳng y = - 2018  tại bao nhiêu điểm ?

A. 2                              B. 4   

C. 1                              D. 0    

Câu 7. Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình \({x^3} - 6{x^2} + m = 0\) có 3 nghiệm phân  biệt ?

A. 31                              B. 32    

C. 21                              D. 3

Câu 8. Trên đồ thị hàm số \(y = {{2x - 1} \over {3x + 4}}\) có bao nhiêu điểm có tọa độ nguyên ?

A. 1                                B. 2        

C. 0                                D. 4

Câu 9. Cho ham số y = f(x) xác định trên  R\{1} và có bảng biến thiên như sau:

 

Mệnh đề nào sau đây đúng ?

A. Hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng 1.

B. Đồ thị hàm số có đúng hai đường tiệm cận đứng.

C. Đồ thị hàm số và trục hoành có hai điểm chung.

D. Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - 1; + \infty )\).

Câu 10. Cho hàm số có bảng biến thiên như sau:

 

Mệnh đề nào sau đây là đúng ?

A. yCT = 0.                  B. \(\mathop {\max }\limits_R y = 5\)     

C. y = 5                  D. \(\mathop {\min \,y}\limits_k  = 4\)

Câu 11. Đường tiệm cận đứng và đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = {{2x - 1} \over {x + 1}}\) là:

A. \(x = {1 \over 2},\,\,y =  - 1\)             

B.  x = 1, y = -2                

C. x = - 1 , y = 2         

D. \(x =  - 1,\,\,\,y = {1 \over 2}\)

Câu 12. Số giao điểm của đổ thị hai hàm số \(y = {x^2} - 3x - 1,\,\,y = {x^3} - 1\) là

A. 1                               B. 0      

C. 2                               D. 3

Câu 13. Cho hàm số y = f(x) có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) =  - 2,\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) = 2\). Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang.

B. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang.

C. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là hai đường thẳng x = - 2 và x= 2.

D. Đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận ngang là hai đường thẳng y = - 2 và y = 2.

Câu 14. Đồ thị sau là của hàm số nào ?

 

A. \(y =  - {x^3} + 3x + 1\)         

B. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\)       

C. \(y = {x^3} - 3x + 1\)       

D. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)

Câu 15. Giá trị lớn nhất củ hàm số \(f(x) = {x^3} - 2{x^2} + x - 2\) trên đoạn [0 ; 2] bằng:

A. \( - {{50} \over {27}}\)                        B. \( - 2\)   

C. 1                              D. 0

Câu 16. Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\). Tìm khẳng định đúng.

A. Đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang.

B. Điểm cực đại của đồ thị hàm số là M(1 ; -1 ).

C. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(( - \infty ; - 1),\,(1; + \infty )\).

D. Hàm số không có cực trị.

Câu 17. Đường thẳng y = 4x – 1  và đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 1\) có bao nhiêu điểm chung ?

A. 1                             B. 3     

C. 0                             D. 2

Câu 18. Hàm số \(y = {{2x + 1} \over {x - 1}}\) có bao nhiêu điểm cực trị ?

A. 0                             B. 2    

C. 1                             D. 3

Câu 19. Cho hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} + 2\). Chọn khảng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Hàm số có 2 điểm cực đại và 1 điểm cực tiểu.

B. Hàm số có đúng một điểm cực trị.

C. Hàm số luôn đồng biến trên R.

D. Hàm số có 2 điểm cực tiểu và 1 điểm cực đại.

Câu 20. Tâm đối xứng I của đồ thị hàm sô \(y =  - {{2x - 1} \over {x + 1}}\)  là:

A.I(1 ; - 2)                      B. I( - 1; - 2)       

C. I(1 ;2 )                       D. I(- 1 ; 2).

Câu 21. Hàm số nào sau đây nghịch biến trên R?

A. \(y =  - {x^4} + 2{x^2} - 2\)      

B. \(y = {x^4} - 3{x^2} + 5\)       

C. \(y =  - {x^3} + {x^2} - 2x - 1\)   

D. \(y =  - {x^3} - 3{x^2} + 4\)

Câu 22. Đồ thị các hàm số \(y = {{4x + 4} \over {x - 1}}\) và \(y = {x^2} - 1\) cắt nhau tại bao nhiêu điểm ?

A. 0                                B. 1     

C. 2                                D. 3

Câu 23. Cho hàm số \(y = {1 \over 3}{x^3} + 2{x^2} + (m + 1)x + 5\). Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số đồng biến trên R.

A. m > 3                         B. m < 3         

C. \(m \ge 3\)                       D. m < - 3 .

Câu 24. Cho hàm số y = f(x) xác định và có đạo hàm \(f'(x) = 2{x^2}\) trên R. Chọn kết luận đúng :

A. Hàm số đồng biến trên R                

B. Hàm số không xác định tại x = 0

C. Hàm số nghịch biến trên R             

D. Hàm số đồng biến trên \((0; + \infty )\) và nghịch biến trên \(( - \infty ;0)\)

Câu 25. Chọn khẳng định sai:

A. Đồ thị hàm số lẻ nhận điểm (0 ; 0) làm tâm đối xứng.

B. Tâm đối xứng của dồ thị hàm số luôn thuộc đồ thị hàm số đó.

C. Tâm đối xứng của đồ thị hàm số có thể không nằm trên đồ thị hàm số đó.

D. Đồ thị hàm số bậc ba có tâm đối xứng thuộc đồ thị hàm số.

Lời giải

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

C

B

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

C

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

A

D

C

D

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

D

B

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

C

C

C

A

B



Bài Tập và lời giải

Bài 41.1 Trang 56 SBT hóa học 8
Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất rắn trong nước (hình 6.5, SGK), hãy ước  lượng độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl và Na2SO4 ở nhiệt độ :a) 20°C.b) 40°C.

Xem lời giải

Bài 41.2 Trang 56 SBT hóa học 8

Đề bài

Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất khí trong nước (hình 6.6, SGK), hãy ước  lượng độ tan của các khí NO, O2 và Nở 20°C. Hãy cho biết có bao nhiêu  mililít những khí trên tan trong 1 lít nước. Biết rằng ở 20°c và 1 atm, 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít và khối lượng riêng của nước là 1 g/ml.

Xem lời giải

Bài 41.3 Trang 56 SBT hóa học 8
Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750 g nước ở 25°C. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2 g.

Xem lời giải

Bài 41.4 Trang 56 SBT hóa học 8
Tính khối lượng muối AgNOcó thể tan trong 250 g nước ở 25°C. Biết độ tan của AgNO3 ở 25°C là 222 g.

Xem lời giải

Bài 41.5* Trang 56 SBT hóa học 8

Đề bài

Biết độ tan của muối KCl ở 20°C là 34 g. Một dung dịch KCl nóng có chứa  50 g KCl trong 130 g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20°C. Hãy cho biết:

a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch.

b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch.

Xem lời giải

Bài 41.6 Trang 57 SBT hóa học 8
Một dung dịch có chứa 26,5 g NaCl trong 75 g H2O ở 25°C. Hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là chưa bão hoà hay bão hoà.Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25°C là 36 g.

Xem lời giải

Bài 41.7* Trang 57 SBT hóa học 8

Đề bài

Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200 g dung dịch bão hoà NaNO3 ở 50°C, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20°C?

Biết : \({S_{NaN{O_3}({{50}^o}C)}} = 114g;{S_{NaN{O_3}({{20}^o}C)}} = 88g\)

Xem lời giải