TH1: Tâm đường tròn nằm trong hai dây song song
Giả sử \(AB\) và \(CD\) là các dây song song của đường tròn \((O)\). Ta chứng minh \(\overparen{AC}\)= \(\overparen{BD}\).
Kẻ \(OI \bot AB\) \((I \in AB)\) và \(OK \bot CD (K\in CD)\).
Do \(AB //CD\) nên \(I,O,K\) thẳng hàng.
Do các tam giác \(OAB, OCD\) là các tam giác cân đỉnh \(O\) nên các đường cao kẻ từ đỉnh đồng thời là phân giác.
Vì vậy ta có: \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}} \) và \( \widehat {{O_3}} = \widehat {{O_4}}\)
Ta có: \(\widehat {AOC} = {180^0} - \widehat {{O_1}} - \widehat {{O_3}} = {180^0} - \widehat {{O_2}} - \widehat {{O_4}} = \widehat {BOD}\)
Suy ra \(\overparen{AC}\)= \(\overparen{BD}\).
TH2: Tâm đường tròn nằm ngoài hai dây song song
Giả sử đường tròn \(\left( O \right)\) có hai dây song song \(AB//CD.\) Ta chứng minh cung AC = cung BD .
Qua \(O\) kẻ đường kính \(EG//CD \Rightarrow ED//AB\) . Nối \(OA,OC,OB,OD \Rightarrow OA = OB = OC = OD\) (= bán kính)
+ Xét tam giác \(OAB\) cân tại \(O\left( {{\rm{do}}\,OA = OB} \right)\) nên \(\widehat {OAB} = \widehat {OBA}\) (1)
Lại có \(EG//AB \Rightarrow \) \(\widehat {OAB} = \widehat {AOE};\,\widehat {OBA} = \widehat {BOG}\) (so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {EOA} = \widehat {BOG}\) (*)
+ Xét tam giác \(OCD\) cân tại \(O\left( {{\rm{do}}\,OC = OD} \right)\) nên \(\widehat {OCD} = \widehat {ODC}\) (3)
Lại có \(EG//CD \Rightarrow \) \(\widehat {OCD} = \widehat {COE};\,\widehat {ODC} = \widehat {DOG}\) (so le trong) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat {EOC} = \widehat {DOG}\) (**)
Từ (*) và (**) suy ra \(\widehat {EOA} - \widehat {EOC} = \widehat {BOG} - \widehat {DOG} \Leftrightarrow \widehat {AOC} = \widehat {BOD} \) \( \Rightarrow \overparen{AC}\)= \(\overparen{BD}\) (đpcm)