a) Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm.
b) Vẽ một lục giác đều ABCDEF có tất cả các đỉnh nằm trên đường tròn (O).
c) Vì sao tâm O cách đều các cạnh của lục giác đều ? Gọi khoảng cách này là r.
d) Vẽ đường tròn (O; r).
a) Vẽ đường tròn tâm \(O\), bán kính \(2cm\).
b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn \((O)\) ở câu a)
c) Tính bán kính \(r\) của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn \((O;r)\).
a) Vẽ tam giác \(ABC\) cạnh \(a = 3cm\).
b) Vẽ đường tròn \((O;R)\) ngoại tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(R\).
c) Vẽ đường tròn \((O;r)\) nội tiếp tam giác đều \(ABC\). Tính \(r\).
d) Vẽ tiếp tam giác đều \(IJK\) ngoại tiếp đường tròn \((O;R)\).
Vẽ các hình lục giác đều, hình vuông, hình tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn \((O;R)\) rồi tính cạnh của các hình đó theo \(R\).
Trên đường tròn bán kính \(R\) lần lượt đặt theo cùng một chiều, kể từ điểm \(A\), ba cung \(\overparen{AB}\), \(\overparen{BC}\), \(\overparen{CD}\) sao cho: \(sđ\overparen{AB}\)=\(60^0\), \(sđ\overparen{BC}\)=\(90^0\), \(sđ\overparen{CD}\)=\(120^0\)
a) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì?
b) Chứng minh hai đường chéo của tứ giác \(ABCD\) vuông góc với nhau.
c) Tính độ dài các cạnh của tứ giác \(ABCD\) theo \(R\).
Cho đường tròn (O; R). Vẽ hình vuông ABCD nội tiếp và tính cạnh của hình vuông theo R.
Cho đường tròn (O; R). Vẽ tam giác đều nội tiếp và hãy tính cạnh của tam giác theo R.
Cho tam giác đều ngoại tiếp đường tròn (I; r = 2cm).
a) Tính cạnh của tam giác đều.
b) Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.
Cho lục giác đều ABCDEF nội tiếp đường tròn (O; R). Hãy xác định tâm và bán kính của đường tròn nội tiếp lục giác theo R.
Tính cạnh bát giác đều nội tiếp trong đường tròn (O; R).