Bài 6 trang 61 SBT toán 9 tập 1

Đề bài

Trong  các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các hệ số \(a, b\) xét xem  hàm số nào nghịch biến? 

a) \(y = 3 - 0,5x\);

b) \(y =  - 1,5x\);                

c) \(y = 5 - 2{x^2}\)

d) \(y = \left( {\sqrt 2  - 1} \right)x + 1\)

e) \(y = \sqrt 3 \left( {x - \sqrt 2 } \right)\)

f) \(y + \sqrt 2  = x - \sqrt 3 \)

Lời giải

a) Ta có: \(y = 3 - 0,5x =  - 0,5x + 3\) là hàm số bậc nhất.

Hệ số \(a =  - 0,5\), hệ số \(b = 3\)

Vì \( - 0,5 < 0\) nên hàm số nghịch biến.

b) Ta có: \(y =  - 1,5x\) là hàm số bậc nhất

Hệ số \(a =  - 1,5\), hệ số \(b = 0\)

Vì \( - 1,5 < 0\) nên hàm số nghịch biến.

c) Ta có: \(y = 5 - 2{x^2}\) không phải là hàm số bậc nhất.

d) Ta có: \(y = \left( {\sqrt 2  - 1} \right)x + 1\) là hàm số bậc nhất

Hệ số \(a = \sqrt 2  - 1\), hệ số \(b = 1\)

Vì \(\sqrt 2  - 1 > 0\) nên hàm số đồng biến.

e) Ta có: \(y = \sqrt 3 \left( {x - \sqrt 2 } \right) = \sqrt {3x}  - \sqrt 6 \) là hàm số bậc nhất

Hệ số \(a = \sqrt 3 \), hệ số \(b = -\sqrt 6 \)

Vì \(\sqrt 3  > 0\) nên hàm số đồng biến.

f) Ta có: \(y + \sqrt 2  = x - \sqrt 3\)\(  \Rightarrow y = x - \sqrt 3  - \sqrt 2 \) là hàm số bậc nhất

Hệ số \(a = 1,b =  - \sqrt 3  - \sqrt 2 \)

Vì \(1 > 0\) nên hàm số đồng biến.