Bài 9 trang 46 SGK Giải tích 12

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \(\displaystyle (C)\) của hàm số  \(\displaystyle f(x) = {1 \over 2}{x^4} - 3{x^2} + {3 \over 2.}\)

b) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ  thị \(\displaystyle (C)\) tại điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình \(\displaystyle f’’(x) = 0.\)

c) Biện luận theo tham số \(\displaystyle m\) số nghiệm của phương trình: \(\displaystyle x^4- 6x^2+ 3 = m.\)

Lời giải

a) Xét hàm số y = \(\displaystyle f(x) = {1 \over 2}{x^4} - 3{x^2} + {3 \over 2}\)  \(\displaystyle (C)\)

Tập xác định: \(\displaystyle D =\mathbb R\)

* Sự biến thiên:

Ta có: \(\displaystyle y’ = 2x^3- 6x  = 2x(x^2– 3)\)

\(\displaystyle \Rightarrow y’ = 0  \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm \sqrt 3 \end{array} \right..\)

- Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\displaystyle (-\infty;-\sqrt3)\) và \(\displaystyle (0;\sqrt3)\), đồng biến trên khoảng \(\displaystyle (-\sqrt 3;0)\) và \(\displaystyle (\sqrt3;+\infty)\).

- Cực trị:

Hàm số đạt cực đại tại \(\displaystyle x=0\); \(\displaystyle y_{CĐ}={3\over 2}\)

Hàm số đạt cực tiểu tại hai điểm \(\displaystyle x=-\sqrt3\) và \(\displaystyle x=\sqrt3\); \(\displaystyle y_{CT}=y_(\pm\sqrt3)=-3\)

- Giới hạn:

   \(\displaystyle \mathop {\lim y}\limits_{x \to  \pm \infty }  =  + \infty \)

- Bảng biến thiên:

* Đồ thị:

Hàm số đã cho là hàm số chẵn nhận trục \(\displaystyle Oy\) làm trục đối xứng.

b) Ta có: \(\displaystyle y’’ = 6x^2– 6\)

\(\displaystyle \Rightarrow y’’ = 0 ⇔ 6x^2– 6 = 0 ⇔ x^2 -1 =0 ⇔ x = ± 1.\)

Có \(\displaystyle y’(-1) = 4; \, \,  y’(1) = -4; \, \,  y(± 1) = -1\)

Tiếp tuyến của \(\displaystyle (C)\) tại điểm \(\displaystyle (-1, -1)\) là : \(\displaystyle y = 4(x+1) – 1= 4x+3.\)

Tiếp tuyến của \(\displaystyle (C)\) tại điểm \(\displaystyle (1, -1)\) là: \(\displaystyle y = -4(x-1) – 1 = -4x + 3.\)

c) Ta có: \(\displaystyle {x^4} - 6{x^2} + 3 = m \Leftrightarrow {1 \over 2}{x^4} - 3{x^2} + {3 \over 2} = {m \over 2}\) (1)

Số nghiệm của (1) là số giao điểm của \(\displaystyle (C)\) và đường thẳng (d) : \(\displaystyle y = {m \over 2}\)

Từ đồ thị ta thấy:

\(\displaystyle \frac{m}{2}<-3\Leftrightarrow m < -6\): (1) vô nghiệm.

\(\displaystyle \frac{m}{2}=-3 \Leftrightarrow m = -6\) : (1) có 2 nghiệm.

\(\displaystyle -3 < \frac{m}{2}<\frac{3}{2} \Leftrightarrow-6 < m < 3\): (1) có 4 nghiệm.

\(\displaystyle \frac{m}{2} = \frac{3}{2} \Leftrightarrow m = 3\): ( 1) có 3 nghiệm.

\(\displaystyle \frac{m}{2}> \frac{3}{2} \Leftrightarrow m > 3\): (1) có 2 nghiệm.


Bài Tập và lời giải

Bài 21.1 trang 28 SBT hóa học 8
Đốt cháy hoàn toàn 0,24 g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,40 g magie oxit. Em hãy tìm công thức hoá học đơn giản của magie oxit.

Xem lời giải

Bài 21.2 trang 28 SBT hóa học 8
Biết 4 g thuỷ ngân (Hg) kết hợp với clo tạo ra 5,42 g thuỷ ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hoá học đơn giản của thuỷ ngân clorua. Cho biết NTK của Hg = 200.

Xem lời giải

Bài 21.3 trang 28 SBT hóa học 8
Một loại oxit sắt có thành phần là : 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:a) Công thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.b) Khối lượng mol phân tử của oxit sắt tìm được ở trên.

Xem lời giải

Bài 21.4 trang 28 SBT hóa học 8

Đề bài

Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Em hãy cho biết:

a) Công thức hoá học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđro là 8,5.

b) Số mol nguyên tử của các nguyên tố có trong 0,5 mol hợp chất.

Xem lời giải

Bài 21.5 trang 28 SBT hóa học 8

Đề bài

Phân đạm urê có công thức hoá học là CO(NH2)2 . Hãy xác định:

a) Khối lượng mol phân tử của urê.

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố trong phân đạm urê.

c) Trong 2 mol phân tử urê có bao nhiêu mol nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Xem lời giải

Bài 21.6 trang 28 SBT hóa học 8

Đề bài

Có những lượng chất sau :

32 g Fe2O3 ; 0,125 mol PbO; 28 g CuO.

Hãy cho biết:

a) Khối lượng của mỗi kim loại có trong những lượng chất đã cho.

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi nguyên tố có trong mỗi hợp chất trên.

Xem lời giải

Bài 21.7 trang 28 SBT hóa học 8

Đề bài

Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.

a) Tìm công thức hoá học đơn giản của magie sunfua

b) Trộn 8 g magie với 8 g lưu huỳnh rồi đốt nóng. Khối lượng các chất sau phản ứng là

A. 7 g magie sunfua.       

B. 7 g magie sunfua và 8 g lưu huỳnh

C. 16 g magie sunfua.    

D. 14 g magie sunfua và 2 g magie.

Xem lời giải