Bài 11 trang 46 SGK Giải tích 12

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \(\displaystyle (C)\) của hàm số \(\displaystyle y = {{x + 3} \over {x + 1}}.\)

b) Chứng minh rằng với mọi giá trị của \(\displaystyle m\), đường thẳng \(\displaystyle y = 2x + m\) luôn cắt \(\displaystyle (C)\) tại hai điểm phân biệt \(\displaystyle M\) và \(\displaystyle N.\)

c) Xác định m sao cho độ dài \(\displaystyle MN\) là nhỏ nhất.

d) Tiếp tuyến tại một điểm \(\displaystyle S\) bất kì của \(\displaystyle (C)\) luôn cắt hai tiệm cận của \(\displaystyle (C)\) tại \(\displaystyle P\) và \(\displaystyle Q\). Chứng minh rằng \(\displaystyle S\) là trung điểm của \(\displaystyle PQ\).

Lời giải

a) Xét hàm số: \(\displaystyle y = {{x + 3} \over {x + 1}}\)

Tập xác định : \(\displaystyle D=\mathbb R\backslash {\rm{\{ }} - 1\} \)

* Sự biến thiên:

 \(\displaystyle y' = {{ - 2} \over {{{(x + 1)}^2}}} < 0,\forall x \in D\) 

- Hàm số nghịch biến trên khoảng: \(\displaystyle (-\infty;-1)\) và \(\displaystyle (-1;+\infty)\)

- Cực trị: Hàm số không có cực trị.

- Tiệm cận:

    \(\displaystyle \eqalign{& \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ - }} y = - \infty \cr & \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} y = + \infty \cr & \mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = 1 \cr} \)

Tiệm cận đứng: \(\displaystyle x = -1.\)

Tiệm cận ngang: \(\displaystyle y = 1.\)

Bảng biến thiên:

* Đồ thị:

Đồ thị hàm số giao \(\displaystyle Ox\) tại \(\displaystyle (-3;0)\), giao \(\displaystyle Oy\) tại \(\displaystyle (0;3)\)

Đồ thị hàm số nhận điểm \(\displaystyle I(-1;1)\) làm tâm đối xứng.

 

b) Xét phương trình có nghiệm là hoành độ giao điểm của \(\displaystyle (C)\) và đường thẳng (d): \(\displaystyle y = 2x + m\) (1) 

\(\displaystyle \eqalign{
& {{x + 3} \over {x + 1}} = 2x + m \Leftrightarrow x + 3 = (2x + m)(x + 1) \cr
& \Leftrightarrow 2{x^2} + (m + 1)x + m - 3 = 0,x \ne - 1 \cr} \)

\(\displaystyle Δ = (m+1)^2– 4.2(m-3) \\ = m^2+2m+1-8m+24 \\= m^2– 6m + 25\\ = (m-3)^2+ 16> 0 \)

\(\displaystyle \Rightarrow \) (1) luôn có hai nghiệm phân biệt.

Lại có:  \(\displaystyle f\left( { - 1} \right) = 2.{\left( { - 1} \right)^2} - \left( {m + 1} \right) + m - 3 =  - 2 \ne 0\) hay phương trình (1) có nghiệm khác \(\displaystyle -1\).

Vậy phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt khác \(\displaystyle -1\) với mọi \(\displaystyle m.\)

Vậy (d) luôn cắt (C) tại hai điểm phân biệt \(\displaystyle M, N\) (hoành độ của \(\displaystyle M, N\) chính là nghiệm của (1)).

c) Gọi \(\displaystyle M\left( {{x_M};\;{y_M}} \right)\) và \(\displaystyle N\left( {{x_N};\;{y_N}} \right)\) là hai giao điểm của \(\displaystyle (C)\) và đường tahnwgr \(\displaystyle y=2x+m.\)

Theo định lí Vi-et ta có:\(\displaystyle \left\{ \matrix{{x_M} + {x_N} = - {{m + 1} \over 2} \hfill \cr {x_M}.{x_N} = {{m - 3} \over 2} \hfill \cr} \right.\)

\(\displaystyle \begin{array}{l}M{N^2} = {\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2} + {\left( {{y_M} - {y_N}} \right)^2}\\ = {\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2} + {\left[ {2{x_M} + m - \left( {2{x_N} + m} \right)} \right]^2}\\ = {\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2} + 4{\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2}\\ = 5{\left( {{x_M} - {x_N}} \right)^2}\\ = 5\left[ {{{\left( {{x_M} + {x_N}} \right)}^2} - 4{x_M}{x_N}} \right]\\ = 5\left[ {{{\left( { - \frac{{m + 1}}{2}} \right)}^2} - 4.\frac{{m - 3}}{2}} \right]\\ = 5\left( {\frac{{{m^2} + 2m + 1}}{4} - 2m + 6} \right)\\ = 5.\frac{{{m^2} - 6m + 25}}{4} \\ = \frac{5}{4}\left[ {\left( {{m^2} - 6m + 9} \right) + 16} \right]\\ = \frac{5}{4}\left[ {{{\left( {m - 3} \right)}^2} + 16} \right].\end{array}\)

Ta có: \(\displaystyle {\left( {m - 3} \right)^2} \ge 0\;\forall \;m \Rightarrow {\left( {m - 3} \right)^2} + 16 \ge 16\)

\(\displaystyle \begin{array}{l} \Rightarrow M{N^2} \ge \frac{5}{4}.16 = 20.\\ \Rightarrow MN \ge 2\sqrt 5 .\end{array}\)

Dấu "=" xảy ra \(\displaystyle \Leftrightarrow m - 3 = 0 \Leftrightarrow m = 3.\)

Vậy độ dài \(\displaystyle MN\) nhỏ nhất bằng \(\displaystyle 2\sqrt5\) khi \(\displaystyle m=3.\)

d) Giả sử \(\displaystyle S(x_0;y_0)\) là điểm bất kì thuộc (C)

Phương trình tiếp tuyến \(\displaystyle Δ\) của (C) tại \(\displaystyle S\) là:

\(\displaystyle \eqalign{
& y - y_0 = y'({x_0})(x - {x_0}) \cr
& \Leftrightarrow y = {{ - 2} \over {{{({x_0} + 1)}^2}}}(x - {x_0}) + {{{x_0} + 3} \over {{x_0} + 1}} \cr} \)

Tiệm cận đứng: \(\displaystyle x=-1\) và tiệm cận ngang: \(\displaystyle y=1.\)

Giả sử \(\displaystyle Δ\) cắt tiệm cận ngang tại \(\displaystyle P(x_P;  1)\). Khi đó: 

\(\displaystyle \begin{array}{l}\frac{{ - 2}}{{{{\left( {{x_0} + 1} \right)}^2}}}\left( {{x_P} - {x_0}} \right) + \frac{{{x_0} + 3}}{{{x_0} + 1}} = 1\\ \Leftrightarrow - 2{x_P} + 2{x_0} + x_0^2 + 4{x_0} + 3 = x_0^2 + 2{x_0} + 1\\ \Leftrightarrow - 2{x_P} = - 4{x_0} - 2\\ \Leftrightarrow {x_P} = 2{x_0} + 1\\ \Rightarrow P\left( {2{x_0} + 1;\;1} \right).\end{array}\)

\(\displaystyle Δ\) cắt tiệm cận đứng tại \(\displaystyle Q( - 1; y_Q).\) Khi đó:

\(\displaystyle \begin{array}{l}\frac{{ - 2}}{{{{\left( {{x_0} + 1} \right)}^2}}}\left( { - 1 - {x_0}} \right) + \frac{{{x_0} + 3}}{{{x_0} + 1}} = {y_Q}\\ \Leftrightarrow 2 + 2{x_0} + x_0^2 + 4{x_0} + 3 = {y_Q}{\left( {{x_0} + 1} \right)^2}\\ \Leftrightarrow x_0^2 + 6{x_0} + 5 = {y_Q}{\left( {{x_0} + 1} \right)^2}\\ \Leftrightarrow \left( {{x_0} + 1} \right)\left( {{x_0} + 5} \right) = {y_Q}{\left( {{x_0} + 1} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {y_Q} = \frac{{{x_0} + 5}}{{{x_0} + 1}}.\\ \Rightarrow Q\left( { - 1;\;\frac{{{x_0} + 5}}{{{x_0} + 1}}} \right)\end{array}\)

\(\displaystyle \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_P} + {x_Q} = 2{x_0} + 1 - 1 = 2{x_0} = 2{x_S}\\{y_P} + {y_Q} = 1 + \frac{{{x_0} + 5}}{{{x_0} + 1}} = \frac{{2{x_0} + 6}}{{{x_0} + 1}} = \frac{{2\left( {{x_0} + 3} \right)}}{{{x_0} + 1}} = 2{y_0} = 2{y_S}.\end{array} \right.\)

Vậy \(\displaystyle S\) là trung điểm của \(\displaystyle PQ\).


Bài Tập và lời giải

Bài 23.1 trang 30 SBT hóa học 8

Đề bài

Hãy điền những chữ và số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Một mol nguyên tử Cu có khối lượng ............ g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng ...........  g kết hợp với nhau tạo thành một ............ CuS có khối lượng ............. g.

b) .............. g chì kết hợp với .............. g oxi tạo ra một mol phân tử  Pb3O4  có khối lượng ........... g.

c) Trong 342 g đường C12H22O11  có ...........  mol .............. C, ................ mol ............... H và ............... mol ............. O. Khối lượng của .............. C là ............. g, khối lượng của ............... H là ............. g, khối lượng của ............. O là ............... g.

Xem lời giải

Bài 23.2 trang 30 SBT hóa học 8

Đề bài

Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hoá học của chúng.

- Hợp chất A : 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6 g Na và 7,1 g Cl.

- Hợp chất B : 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36 g C và 0,96 g O.

- Hợp chất C : 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14 g Pb và 0,32 g O.

- Hợp chất D : 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O.

- Hợp chất E : 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02 mol nguyên tử c và 0,06 mol nguyên tử O.

Xem lời giải

Bài 23.3 trang 31 SBT hóa học 8

Đề bài

Nung hợp chất canxi cacbonat trong một chén nung, người ta thu được vôi sống có công thức hoá học là CaO và khí thoát ra là CO2. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau :

- Khối lượng của chén nung rỗng là 30 g.

- Khối lượng của chén nung và canxi cacbonat là 40 g.

- Khối lượng của chén nung và CaO là 35,6 g.

Hãy điền vào dấu chấm trong những câu sau :

+ Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là ... g .

+ Số mol của CaO là ...

+ Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng là …….. g.

+ Số mol của CO2 là ………              

+ Phân tử canxi cacbonat bị phân huỷ thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO/số phân tử CO2 là ... / …..

Xem lời giải

Bài 23.4 trang 31 SBT hóa học 8

Đề bài

Đốt cháy hoàn toàn cacbon bằng một lượng khí oxi dư, người ta thu được hỗn hợp khí gồm có khí cacbonic (CO2) và khí oxi (O2) dư.

Hãy xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và thành phần phần trăm theo thể tích của khí oxi trong mỗi hỗn hợp sau :

a) 4 g khí cacbonic và 16 g khí oxi.

b) 3 mol khí cacbonic và 5 moi khí oxi.

c) 0,3.1023 phân tử CO2 và 0,9.1023 phân tử O2.

Xem lời giải

Bài 23.5 trang 31 SBT hóa học 8

Đề bài

Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc :

a) 1,5 N phân tử oxi + 2,5 N phân tử hiđro + 0,02 N phân tử nitơ.

b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nitơ.

c) 6 g khí hiđro + 2,2 g khí cacbonic + 1,6 g khí oxi.

Xem lời giải

Bài 23.6* trang 31 SBT hóa học 8

Đề bài

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g Fe, thu được 3,2 g oxit sắt. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Xem lời giải

Bài 23.7* trang 31 SBT hóa học 8

Đề bài

Cho dòng khí CO dư qua hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe3O4 nung nóng thu được 29,6 g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 g. Tính thể tích khí CO cần dùng (đktc).

Xem lời giải

Bài 23.8* trang 31 SBT hóa học 8

Đề bài

Cho 20 g một oxit sắt phản ứng hết với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 40,625 g muối clorua. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Xem lời giải