Bài 7 trang 46 SGK Giải tích 12

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \((C)\) của hàm số: \(y = x^3+ 3x^2+ 1.\)

b) Dựa vào đồ thị \((C)\), biện luận số nghiệm của phương trình sau theo \(m\): \({x^3} + 3{x^2} + 1 = {m \over 2}.\)

c) Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị \((C).\)

Lời giải

a) \(\displaystyle y = x^3+ 3x^2+ 1\)

Tập xác định: \(\displaystyle D =\mathbb R\)

* Sự biến thiên:

Ta có: \(\displaystyle y’= 3x^2+ 6x = 3x(x+ 2)\)

\(\displaystyle \begin{array}{l} \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow 3x\left( {x + 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = - 2\end{array} \right..\end{array}\)

- Hàm số đồng biến trên khoảng \(\displaystyle (-\infty;-2)\) và \(\displaystyle (0;+\infty)\), nghịch biến trên khoảng \(\displaystyle (-2;0)\)

- Cực trị:

Hàm số đạt cực đại tại \(\displaystyle x=-2\); \(\displaystyle y_{CĐ}=5\)

Hàm số đạt cực tiểu tại \(\displaystyle x=0\); \(\displaystyle y_{CT}=1\).

- Giới hạn: \(\displaystyle \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty\), \(\displaystyle \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty\)

- Bảng biến thiên:

Đồ thị:

Đồ thị hàm số giao \(\displaystyle Oy\) tại \(\displaystyle (0;1)\)

Đồ thị hàm số nhận \(\displaystyle I(-1;3)\) làm tâm đối xứng.

b) Số nghiệm của phương trình \(\displaystyle {x^3} + 3{x^2} + 1 = {m \over 2}\) chính là số giao điểm của \(\displaystyle (C)\) và đường thẳng \(\displaystyle (d)\): \(\displaystyle y = {m \over 2}\) 

Từ đồ thị ta thấy:

- Với \(\displaystyle {m \over 2} < 1 \Leftrightarrow m < 2\) : (d) cắt (C) tại 1 điểm, phương trình có 1 nghiệm

- Với \(\displaystyle {m \over 2} = 1  ⇔ m = 2\): (d) tiếp xúc với (C) tại 1 điểm và cắt (C) tạo 1 điểm, phương trình có hai nghiệm.

- Với \(\displaystyle 1 < {m \over 2} < 5 ⇔ 2<m<10\): (d) cắt (C) tại 3 điểm, phương trình có 3 nghiệm.

- Với  \(\displaystyle {m \over 2} = 5 \Leftrightarrow m = 10\): (d) cắt (C) tại 1 điểm và tiếp xúc với (C) tại 1 điểm, phương trình có hai nghiệm.

- Với \(\displaystyle {m \over 2} > 5 \Leftrightarrow m > 10\): (d) cắt (C) tại 1 điểm, phương trình có 1 nghiệm.

Vậy, nếu \(m < 2\) hoặc \(m > 10\) thì phương trình có \(1\) nghiệm duy nhất.

+ Nếu \(m = 2\) hoặc \(m = 10\) thì phương trình có \(2\) nghiệm phân biệt.

+ Nếu \(2 < m < 10\) thì phương trình có \(3\) nghiệm phân biệt.

c) Ta thấy hàm số có điểm cực đại là \(\displaystyle (-2, 5)\), điểm cực tiểu  là \(\displaystyle (0, 1)\). 

Đường thẳng đi qua hai điểm này có phương trình là: \(\displaystyle {{y - 1} \over 4} = {x \over { - 2}} \Leftrightarrow y =  - 2x + 1.\)


Bài Tập và lời giải

Bài 19.1 trang 27 SBT hóa học 8

Đề bài

Hãy cho biết số mol của những khối lượng chất sau :

a) 4 g cacbon ; 62 g photpho ; 42 g sắt.

b) 3,6 g nước ; 95,48 g khí cacbonic ; 14,625 g muối ăn.

Xem lời giải

Bài 19.3 trang 27 SBT hóa học 8

Đề bài

Vẽ biểu đồ là những hình chữ nhật để so sánh thể tích những khí sau ở đktc.

a) 1 g khí hiđro ;

b) 24 g khí oxi ;

c) 28 g khí nitơ ;

d) 88 g khí cacbonic.

Xem lời giải

Bài 19.4 trang 27 SBT hóa học 8

Đề bài

Hãy cho biết:

a) Số mol và số nguyên tử của : 28 g sắt (Fe) ; 6,4 g đồng (Cu) ; 9 g nhôm (Al).

b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của : 2 mol H; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2 ; 1,15 mol CH4.

Xem lời giải

Bài 19.5 trang 27 SBT hóa học 8

Đề bài

Hãy tìm khối lượng của những đơn chất và hợp chất sau : CO2, H2O, N2, O2, H2, NaCl để cùng có số phân tử bằng nhau là 0,6.1023.

Xem lời giải

Bài 19.6 trang 27 SBT hóa học 8

Đề bài

Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc ?

a) CO2 ; b) CH4 ; c) O2 ; d) N2 ; e) Cl2.

Xem lời giải