+ Tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó…có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằng tháng Bảy...”. Một bức tranh tâm linh đầy màu sắc mở rộng lòng bao dung độ lượng trong triết lí sống từ bi của đạo Phật đã thấm vào cốt tủy của dân tộc: "Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.
+ Đã nói đến văn hóa thì không thể thiếu âm nhạc, thơ ca. Nhà văn cảm nhận dòng chảy từ điện Hòn Chén qua thành phố Huế “sông Hương đã trở thanh người tài nữ đánh đàn lúc đém khuya” và rồi thêm, “có một dòng thi ca về sông Hương, không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Những dòng văn nhẹ nhàng ấy gợi mở đế người đọc nhớ lại dòng nhạc cung đình, khúc Nam ai, Nam bình và giọng hò Mái nhì, Mái đẩy... đầy ắp tình song nước, tình người:
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Một mình em đứng giữa lòng thuyền
Dưới nước trên trăng
Biết ai trao duyên tăm sự, ngỏ tấm lòng với ai?
- Không chỉ có Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu, mà còn rất nhiều nhà thơ viết về sông Hương lãng mạn, tình tứ như Hàn Mặc Tử: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Và rồi có một dòng tân nhạc nối tiếp nhạc cung đình, Mái nhì, Mái đẩy với những nhạc sĩ tài hoa như Lê Hoàng Long, Dương Thiệu Trước, Phạm Duy, Đinh Chương....
Và đến cả văn hóa ẩm thực với những món ăn từ bún, chè... cho đến bánh nổi tiếng khắp năm châu.
* Cuối bài bút kí là phần tóm tắt kết quả của ngành khảo cổ về thành cổ Hóa châu ghi lại huyền thoại người dân làng Thành Trung đã nấu cả trăm thứ rau thơm lấy nước đổ hòa vào nước sông để cho làn nước thơm tho mãi. Có thể có huyền thoại khác nữa để trả lời câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? Nhưng với những gì qua lời văn duyên dáng, đầy chất trí tuệ của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì dòng sông đã tự nó đặt tên cho mình rồi!