Chất thơ trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lời giải

Đề bài Chất thơ trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường 

BÀI LÀM

        Bút kí là một thể loại kí văn học ghi lại sự việc, con người, cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe nhưng bút kí không chỉ phản ánh những sự kiện khách quan mà có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng và nhất là cảm xúc, do đó bút kí có chất trữ tình. Tuy nhiên, tùy theo phong cách của từng tác giả mà yếu tố trữ tình đó có thể là đậm đặc, xuyên suốt hay điểm xuyết giữa những yếu tố thuyết minh, tự sự, nghị luận...

      Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong nhừng nhà văn chuyên về bút kí. Nét  đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hóa lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng. Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả và thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ.

     Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiều yếu tố cảm xúc, cái đẹp, trí tưởng tượng, tính chất của cuộc sống và nhạc điệu của ngôn ngữ...

    Khó có thể tách các yếu tố này khỏi nhau bởi nó hòa quyện với nhau, trong từng hình ảnh, từ ngữ, câu văn, đoạn văn.

   "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu say đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính thơ mộng.

   Đoạn mở đầu với những khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm xúc về một vùng đất có vẻ đẹp sâu lắng (thanh khiết, cổ kính, có tác dụng như một khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca thơ mộng).

   Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh túy về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp với những từ ngữ gợi cảm, diễn tả tình yêu say đắm của con người với dòng Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan khoáng và ma dại”. “Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông như đã chế ngự bản năng ở người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

   Với liên tướng kì thú, diễm tình, tác giả ví sông Hương như một ngựời con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức. Những câu văn đẹp, đầy màu sắc và ấn tượng. "Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “Sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như những thành quách”. "Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng con thoi, những ngọn đồi này tạo nên nhiều mảng phản quang nhiều màu sắc”. “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.

   Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc như những rừng thông u tịch và những lăng tẩm đồ sộ phong kín niềm kiêu hãnh âm u.

    Đoạn tả sông Hương chảy vào thành phố, tác giả sáng tạo những hình ảnh đầy ấn tượng :chiếc cầu tráng in trên nền trời, uốn một cánh cung rất nhẹ”. Tác giả sử dụng rộng rãi đặc sắc những phép tu từ gợi cảm vốn là sở trường của thơ như so sánh kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ: “Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng váng không nói ra của tình yêu, khúc quanh trước khi ra biển, như một nỗi vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Những chi tiết về phong tục, lễ hội cũng trở thành họa, thành nhạc, thành tình, nghĩa là thành thơ. “Trăm nghìn cánh hoa đang bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trở về bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.

    Thi trung hữu nhạc đó là nhạc của lòng, trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có nhạc, gợi nhớ nhạc “Điệu chảy lặng lờ của nó (sông Hương) ngang qua thành phố. Đúng là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Những câu văn trải dài, uyển chuyển, du dương mà tự nhiên, nhuần nhị như dòng sông, dòng nhạc đẹp, một "Đanuyp xanh” trong văn.

    Trí tường tượng thật phong phú trong những liên tương so sánh, những hồi tưởng đầy hình ảnh kì thú “Sông Nê-va với những phiến băng trôi nhanh như những chiếc thuyền của những chú chim hải âu” (Chim hải âu đứng trên băng - NBS).

    Vẻ đẹp cùa đoạn văn tăng lên trong từng chi tiết, đến chi tiết cuối thì thăng hoa cao nhất, đẹp nhất. Tác giả lí giải tên dòng sông bằng huyền thoại đầy chất thơ khiến cho dòng sông vốn có cái tên thơ càng thơ hơn: Hương thơm, thơm cùa ngàn hoa, của nước nấu trăm loại hoa đổ xuống, làm thơm cả từng hơi đất.

    Bút kí cuốn hút người đọc một phần ở việc, ở trí thức, sự việc lạ, trí thức mới nhưng nếu chỉ có thế, bài bút ki sẽ không hơn một bài báo và nó nhanh qua đi mà không đọng lại trong lòng người. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường không giống như thế, nó đầy chất liệu quý, thể hiện một vốn sống, vốn văn hóa phong phú, nhất là về Huế. Hơn thế nó còn mãi, ngân mãi vì nó đầy chất thơ. Chất thơ ấy gắn với nhiều yếu tố, bắt đầu từ nhiều nguồn nhưng yếu tố quan trọng nhất, nguồn lớn lao, dào dạt nhất là tình yêu, tình yêu tha thiết với dòng sông, với Huế, với đất nước của tác giả.


Bài Tập và lời giải

Trả lời câu hỏi 1 Bài 6 trang 113 SGK Toán 9 Tập 1

Cho hình 79 trong đó AB, AC theo thứ tự là các tiếp tuyến tại B, tại C của đường tròn (O). Hãy kể tên một vài đoạn thẳng bằng nhau, một vài góc bằng nhau trong hình.

 

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 2 Bài 6 trang 114 SGK Toán 9 Tập 1

Hãy nêu cách tìm tâm của một miếng gỗ hình tròn bằng “thước phân giác” (xem hình vẽ trong khung ở đầu bài 6).

 

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 3 Bài 6 trang 114 SGK Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC. Gọi I là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác; D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến các cạnh BC, AC, AB (h.80). Chứng minh rằng ba điểm D, E, F nằm trên cùng một đường tròn tâm I. 

 

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi 4 Bài 6 trang 115 SGK Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC, K là giao điểm các đường phân giác của hai góc ngoài tại B và C; D, E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ K đến các đường thẳng BC, AC, AB (h.81). Chứng minh rằng ba điểm D, E, F năm trên cùng một đường tròn có tâm K.

Xem lời giải

Bài 26 trang 115 SGK Toán 9 tập 1

Cho đường tròn \((O)\), điểm \(A\) nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến \(AB,\ AC\) với đường tròn (\(B,\ C\) là các tiếp điểm).

a) Chứng minh rằng \(OA\) vuông góc với \(BC\).

b) Vẽ đường kính \(CD\). Chứng minh rằng \(BD\) song song với \(AO\).

c) Tính độ dài các cạnh của tam giác \(ABC\); biết \(OB=2cm,\ OA=4cm\).

Xem lời giải

Bài 27 trang 115 SGK Toán 9 tập 1

Từ một điểm \(A\) nằm bên ngoài đường tròn \((O)\), kẻ các tiếp tuyến \(AB,\ AC\) với đường tròn (\(B,\ C\) là các tiếp điểm). Qua điểm \(M\) thuộc cung nhỏ \(BC\), kẻ tiếp tuyến với đường tròn \(O\), nó cắt các tiếp tuyến \(AB\) và \(AC\) theo thứ tự ở \(D\) và \(E\). Chứng minh rằng chu vi tam giác \(ADE\) bằng \(2AB\). 

Xem lời giải

Bài 28 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Cho góc \(xAy\) khác góc bẹt. Tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc \(xAy\) nằm trên đường nào?

Xem lời giải

Bài 29 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Cho góc \(xAy\) khác góc bẹt, điểm \(B\) thuộc \(Ax\). Hãy dựng đường tròn \((O)\) tiếp xúc với \(Ax\) tại \(B\) và tiếp xúc với \(Ay\).

Xem lời giải

Bài 30 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Cho nửa đường tròn tâm \(O\) có đường kính \(AB\) (đường kính của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai nửa đường tròn). Gọi \(Ax,\ By\) là các tia vuông góc với \(AB\) (\(Ax,\ By\) và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ \(AB\)). Qua điểm \(M\) thuộc nửa đường tròn (\(M\) khác \(A\) và \(B\)), kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, nó cắt \(Ax\) và \(By\) theo thứ tự ở \(C\) và \(D\).

Chứng minh rằng: 

a) \(\widehat {CO{\rm{D}}} = {90^0}\)

b) \(CD=AC+BD\)

c) Tích \(AC.BD\) không đổi khi điểm \(M\) di chuyển trên nửa đường tròn.

Xem lời giải

Bài 31 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Trên hình \(82\), tam giác \(ABC\) ngoại tiếp đường tròn \((O)\).

a) Chứng minh rằng:

\(2AD=AB+AC-BC.\)

b) Tìm các hệ thức tương tự hệ thức ở câu a).

Xem lời giải

Bài 32 trang 116 SGK Toán 9 tập 1

Cho tam giác đều \(ABC\) ngoại tiếp đường tròn bán kính \(1cm\). Diện tích của tam giác \(ABC\) bằng:

(A) \(6cm^{2}\);

(B) \(\sqrt{3}cm^{2}\);

(C) \(\dfrac{3\sqrt{3}}{4}cm^{2}\)

(D) \(3\sqrt{3}cm^{2}.\)

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho đường tròn (O; R) và một điểm A sao cho \(OA = 2R.\) Vẽ các tiếp tuyến AB, AC (B, C là các tiếp điểm). Đường thẳng OA cắt BC tại H, cắt cung nhỏ và cung lớn BC lần lượt tại M và N.

a. Chứng minh rằng: \(OA ⊥ BC\) và \({R^2} = OA.HM\)

b. Vẽ cát tuyến bất kì ADE. Gọi K là trung điểm của DE. Chứng tỏ năm điểm A, B, O, K, C thuộc cùng một đường tròn.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho góc \(\widehat {xOy} = 60^\circ .\) Đường tròn tâm K bán kính R tiếp xúc với Ox tại A và Oy tại B. Từ điểm M trên cung nhỏ AB, vẽ tiếp tuyến với đường tròn, tiếp tuyến này cắt Ox, Oy lần lượt tại C và D.

a. Tính chu vi ∆COD theo R. Chứng tỏ chu vi đó không đổi khi M chạy trên cung nhỏ AB.

b. Chứng minh số đo \(\widehat {CKD}\) không đổi khi M chạy trên cung nhỏ AB.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến tại A và B với nửa đường tròn. Qua điểm M thuộc nửa đường tròn (M khác A và B) kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến tại A và B lần lượt tại C và D.

a. Chứng minh rằng : \(CD = CA + BD\); \(\widehat {COD} = 90^\circ \)

b. Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho đường tròn (O) đường kính AB. Lấy điểm C thuộc (O), tiếp tuyến A của (O) cắt BC tại D. Gọi M là trung điểm của AD.

a. Chứng minh MC là tiếp tuyến của (O).

b. Chứng minh \(MO ⊥ AC\) tại trung điểm I của AC.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Kẻ MH ⊥ AB (H ∈ AB). Vẽ đường tròn (M; MH). Kẻ các tiếp tuyến AC, BD với đường tròn (M) (C, D là các tiếp điểm)

a. Chứng minh ba điểm C, M, D thẳng hàng và CD là tiếp tuyến của (O)

b. Chứng minh rằng khi M di chuyển trên (O) thì AC + BD không đổi.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 6 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Từ điểm P nằm ngoài đường tròn (O; R), vẽ hai tiếp tuyến PA, PB (A, B là các tiếp điểm). Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến đường kính BC. Chứng minh rằng PC cắt AH tại trung điểm I của AH.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O; R), kẻ đường thẳng qua O cắt đường tròn ở hai điểm A và B.

a. Chứng minh rằng : \(MA.MB = M{O^2} - {R^2}\)

b. Kẻ cát tuyến thứ hai MCD với đường tròn. Chứng minh: \(MC.MD = MA.MB.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 8 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Trên cùng nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB, vẽ các tiếp tuyến Ax, By với (O) (A, B là các tiếp điểm). Qua điểm M thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt Ax, By lần lượt tại C và D. Gọi N là giao điểm của AD và BC. Chứng minh:

a. \(CD = CA + DB\)

b. \(MN ⊥ AB.\)

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Cho tam giác ABC. Gọi O1, O2, O3 là tâm các đường tròn bàng tiếp cỉa tam giác ABC. Chứng minh rằng A, B, C là chân các đường cao của tam giác O1O2O3.

Xem lời giải

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Bài 6 - Chương 2 - Hình học 9

Một đường thẳng d cố định nằm ngoài đường tròn (O; R). Lấy M bất kì trên d. Từ M kẻ hai tiếp tuyến MP và MQ đến đường tròn (O) (P, Q là các tiếp điểm). Kẻ \(OH ⊥ d\). Dây cung PQ cắt OH ở I, cắt OM ở K. Chứng minh rằng :

a. \(OH.OI = OM.OK = {R^2}\)

b. Khi M thay đổi trên đường thẳng d thì  vị trí của điểm I luôn luôn cố định.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”