Câu 1 trang 90 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tìm các từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây.
Trả lời :
STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em
1 cha bố, cha
2 mẹ mẹ
3 ông nội ông nội
4 bà nội bà nội
5 ông ngoại ông ngoại, ông vãi
6 bà ngoại bà ngoại, bà vãi
7 bác (anh trai của cha) bác trai
8 bác (vợ anh trai của cha) bác gái
9 chú (em trai của cha) chú
10 thím (vợ em trai của cha) thím
11 bác (chị gái của cha) bác
12 bác (chồng chị gái của cha) bác
13 cô (em gái của cha) cô
14 chú (chồng em gái của cha) chú
15 bác (anh trai của mẹ) bác
16 bác (vợ anh trai của mẹ) bác
17 cậu (em trai của mẹ) cậu
18 mợ (vợ em trai của mẹ) mợ
19 bác (chị gái của mẹ) bác
20 bác (chồng chị gái của mẹ) bác
21 dì (em gái của mẹ) dì
22 chú (chồng em gái của mẹ) chú
23 anh trai anh trai
24 chị dâu (vợ của anh trai) chị dâu
25 em trai em trai
26 em dâu (vợ của em trai) em dâu
27 chị gái chị gái
28 anh rể (chồng của chị gái) anh rể
29 em gái em gái
30 em rể (chồng của em gái) em rể
31 con con
32 con dâu (vợ của con trai) con dâu
33 con rể (chồng của con gái) con rể
34 cháu (con của con) cháu, em
Câu 2 trang 91 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác.
Trả lời :
- cha : ba; cha; tía
- ông nội/ bà nội : nội
- ông ngoại/ bà ngoại : ngoại
- chú (chồng em gái của cha) : chú; dượng
- bác (chị gái của mẹ) : bác; má hai
Câu 3 trang 91 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em.
Trả lời :
Ân cha nghĩa mẹ chưa đền,
Bậu mong ôm gối cuốn mền theo ai ?
Đói lòng ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng.
Một thuyền một lái chẳng xong
Một chĩnh đôi gáo còn nong tay nào.