Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

I - Từ ngữ địa phương (trang 56 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô".

- Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô - từ "bẹ" là từ địa phương. 

- Từ "ngô" là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

Ghi nhớ :

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

II - Biệt ngữ xã hội (trang 57 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a) - Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ”. Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ “mẹ” – từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, mẹ được gọi bằng "mợ", cha được gọi bằng "Cậu" trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu.

b) Các từ ngữ "ngỗng", "trúng tủ" là các từ dùng hạn chế trong tầng lớp học sinh hiện nay n:

- Ngỗng : điểm 2

- Trúng tủ : trúng với sự chuẩn bị

Ghi nhớ :

Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

III - Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1 phần III trang 57 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

Trả lời

 - Phải chú ý đến tình huống giao tiếp khi sử dụng hai lớp từ này.- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì không phải ai cũng hiểu được.

Câu 2 phần III trang 57 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :


Trả lời

Trong các đoạn thơ, đoạn văn, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội.

Ghi nhớ :

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai tầng lớp này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tích cách nhân vật.

- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

IV - Luyện tập

Câu 1 phần IV trang 58 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.


Trả lời

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân

Má (Nam Bộ) Mẹ

Bọ (Nghệ Tĩnh) Cha

Mô (Nghệ Tĩnh) Đâu

Cây viết (Nam Bộ) Cây bút

O (Hà Tĩnh)

Câu 2 phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).


Trả lời

- quay cóp : nhìn tài liệu trong giờ kiểm tra, giờ thi

- cớm : công an

- trượt vỏ chuối : chỉ việc thi trượt

Câu 3 phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ? Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?


Trả lời

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Câu 4 phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.


Trả lời

  Bầm ơi, có rét không bầm                                                              Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.                                                                                                                               (Tố Hữu, Bầm ơ

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.                                                                         (Hò ba lí của Quảng Nam 

Câu 5 phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.


Trả lời

Học sinh tự thực hiện


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”