Văn bản: Hai cây phong

Câu 1 trang 100 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn ?

Trả lời :

- Trong bài văn, người kể chuyện khi thì xưng "tôi", khi thì xưng "chúng tôi". Người kể chuyện xưng "chúng tôi" bắt đầu từ "Vào năm học cuối cùng...." cho đến "lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia". Phần còn lại từ đầu bài văn cho đến "chiếc gương thần xanh" và từ "Tôi lắng nghe..." cho đến hết, người kể chuyện xưng "tôi". Do đó, bài Hai cây phong gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau.

- Trong mạch kể xưng "tôi", "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình còn là họa sĩ. Nhưng không nhất thiết bao giờ người kể chuyện dạng này cũng chính là tác giả. Trong mạch kể xưng "chúng tôi", vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại kể nhân danh cả "bọn con trai" ngày trước và hồi ấy, người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn.

- "Tôi" có cả ở hai mạch kể, để từ đó rút ra nhận xét mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" trong bài văn là quan trọng hơn.

Câu 2 trang 100 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa ?


Trả lời :

Hình ảnh hai cây phong gắn với những kí ức tuổi thơ của người kể chuyện, xuất hiện trong mạch kể với đại từ nhân xưng "chúng tôi".

- Hình ảnh hai cây phong : khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa, mắt mấu, hàng đàn chim.... chao đi chao lại, cành cây cao ngất, ...

- Quang cảnh : chuồng ngựa của nông trang nhìn xa nên bé xíu, dải thảo nguyên hoang vu, ...

Bức tranh thiên nhiên trong lời kể có màu sắc, đường nét, xa - gần, ... Tất cả được phác họa tài tình, có hồn.

Câu 3 trang 101 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sấu sắc cho người kể chuyện ? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ ?

 Trả lời :

- Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên Duy-sen và cô bé An-tư-nai gần bốn mươi năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới biết được. 

- Hai cây phong trong đoạn kể xen lẫn tả này vẫn thể hiện rõ là được miêu tả qua con mắtnhìn của họa sĩ nhưng "động" hơn : "nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành", rồi "khi mây đen kéo đến, xô gãy cành, tỉa trụi lá...".

- Tuy nhiên, trong "bức tranh" bằng ngôn từ ấy, chúng ta còn nghe thấy rất nhiều âm thanh chiếm vị trí khá lớn với "tiếng lá reo", "tiếng rì rào theo nhiều cung bậc", "reo vù vù"... (ở mạch kể kia chúng cũng có âm thanh nhưng ít hơn). Ở đây, hai cây phong còn được tả cả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn của người nghệ sĩ. Người kể chuyện "cảm biết được chúng" tuy không nhìn thấy chúng; chúng "có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng; có khi chúng như "thì thầm thiết tha nồng thắm", có khi chúng "bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào". Hai cây phong được nhân cách hóa cao độ, hết sức sinh động.



Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”