Cho đề bài: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”. Lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm
- Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu: “phải chăm chỉ học tập hơn”, luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt...) Cần phải dứt Khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.
- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điếm như: đất nước rất cần những người tài giỏi, hay: phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài...)
- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thể đứng sau luận điểm d...)
Tiếp đó, thêm bớt, điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống luận điểm ấy, nhằm đạt được một bố cục rành mạch, hợp lí và chặt chẽ. Chẳng hạn như:
(a) Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”, sánh kịp với bè bạn năm châu.
(b) Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
(c) Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải học chăm.
(d) Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
(đ) Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong đời sống.
(e) Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở nên người có ích cho cuộc sống, và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
2. Trình bày luận điểm
a) Ta nên chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm như thế nào cho chính xác và hấp dẫn? Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm 2a trong bài đều chính xác không, vì sao? (Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để có thể nói bằng: “Do đó”). Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác nhau không? Có thể thích câu thứ nhất vì đơn giản, dễ làm theo: câu thứ ba vì rõ ràng, câu thứ tư vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết.
b) Ta nên đưa những luận cứ gì và sắp xếp những luận cứ ấy như thế nào cho xác đáng? Có thể chấp nhận trình tự được đưa ra trong SGK. Vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
c) Bài nghị luận nào cũng phải có kết bài. Vậy có thế suy ra: đoạn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không? (Chú ý: Không thể đòi hỏi mọi đoạn văn đều phải có - hoặc đều không được có - kết đoạn, vì sự đòi hỏi đó chỉ khiến bài văn vừa khó làm, vừa dễ trở nên đơn điệu (viết theo các cách khác nhau, miễn là đạt được các yêu cầu đó).
d) Làm thế nào để chuyển một đoạn văn diễn dịch (như đoạn văn em vừa chuẩn bị) thành đoạn văn quy nạp và ngược lại? Có phải chỉ cần thay đổi vị trí của câu chủ đề không? (Không chỉ đơn giản thế. Còn cần phải sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi).