Văn bản: Bài toán dân số


Câu1. Xác định bố cục, nêu nội dung chính của mỗi phần. Riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm).

Trả lời:

- Mở bài (từ đầu đến “sáng mắt ra”).

⟹ Đặt vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra thời cổ đại.

- Thân bài (từ “Đó là câu chuyện cố" đến “sang ô thứ 34 của bàn cổ")

⟹ Giải quyết vấn đề: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.

Thân bài có ba ý chính:

Ý 1 : Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.

Ý 2 : So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.

Ý 3 :Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.

- Kết bài (Phần còn lại)

⟹ Khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là Con đường tồn tại của chính nhân loại.

Câu2. Vấn để chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?

Trả lời:

Vấn đề chính là tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thi con người sẽ tự làm hại chính mình.

Điều làm tác giả “sáng mắt ra” chính là một vấn đề rất hiện đại, mới được đặt ra gần đây. Đó là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, khi nghe xong bài toán cổ, tác giả chợt ngỡ như vấn đề đấy đã được đặt ra từ thời cổ đại.

Câu3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nối bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

Trả lời:

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cũng chính là bài toán cổ được tác giả nêu lên nhằm gây tò mò, lôi cuốn người đọc đưa đến một kết luận bất ngờ: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp: có thế phủ kín bề mặt trái đất.

Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự gia tăng và bùng nổ dân số. Có chỗ tương đồng là cả hai: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ). Từ sự so sánh đó, tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.

Câu4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nừ ở một sô nước theo thông báo của Hội nghị Cairô nhằm mục đích gì? Trong số các nước kế tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiếu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con sô tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

Trả lời:

Tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairô là nhằm mục đích trước hết để thấy trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con (VN là 3,7; Ru-an-đa là 8,1). Như vậy, chỉ tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. Ngoài ra, các con số trên còn cho thấy các nước chậm phát triển... sinh con rất nhiều. Các nước được văn bản nêu lên phần lớn thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca... Châu Á chỉ có Ấn Độ, Việt Nam như thế, rõ ràng nước kém, chậm phát triển ở hai châu lục vừa nói lại gia tầng dân số mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi liền với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hóa giáo dục chậm được nâng cao.

Câu 5. Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?

Trả lời:

- Gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các nước chậm phát triển.

- Gia tăng dân số quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển kinh tế.


Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”