Quan niệm của em về lối sống giản dị của một con người có văn hóa - Ngữ Văn 12

Sống giản dị là một lối sống đẹp. Đơn giản và bình dị một cách tự nhiên trong phong cách sống là lối sống giản dị

Lời giải

Sống giản dị là một lối sống đẹp. Đơn giản và bình dị một cách tự nhiên trong phong cách sống là lối sống giản dị.

Lốỉ sống giản dị của một con người được biểu hiện từ tâm hồn đến ngoại hình, từ cử chỉ hành động, cách sống, lời ăn tiếng nói, cách sinh hoạt đến cách ăn mặc. Mở rộng tấm lòng, cởi mở tâm hồn, thành thật với mọi người, không cầu cạnh, không xum xoe, bợ đỡ, không coi thường ai, được mọi người quý mến là sống giản dị. Áo quần không diêm dúa, lòe loẹt, sạch sẽ, nụ cười luôn nở trên môi, gần gũi, chan hòa với chúng bạn, với mọi người xung quanh là sống giản dị.

Một con người sống giản dị còn được thể hiện ở cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, khiêm nhường và lễ phép với mọi người. Nói năng từ tốn. Sinh hoạt không có gì khác người, tỏ ra hơn người. Biết lắng nghe, biết san sẻ, biết tương trợ... là sống giản dị. Sống giản dị không có nghĩa là sống lập dị. Sống giản dị cũng không có nghĩa là cách sống quê mùa, thô kệch. Nguyễn Trãi có câu:

Bữa ăn dầu có dưa muối

Áo mặc nài chi gấm là.

Đó là lối sống giản dị của kẻ sĩ chân chính ngày xưa.

Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường, đất nước đang đổi mới, cuộc sống của nhân dân ngày một được cải thiện và nâng cao, người sống giản dị vẫn mực thước trong lối sống, trong cách ứng xử.

Ở phường em có bác Quân là thương binh, nhân viên đưa báo, đưa thư của bưu điện. Bác thường mặc bộ quần áo xanh, hút thuốc lào, hay cười... thế mà ai cũng mến. Ở lớp em có bạn Tiến, bố mẹ là giáo viên, nhưng lối sống giản dị của bạn được thầy yêu, bạn mến. Cái cặp sách cũ nhưng sạch sẽ, bộ quần áo đồng phục tươi tắn, gọn gàng, đôi giày vải bình dị... như con nhà lao động. Bạn khiêm tốn và hết lòng giúp đỡ bạn bè. Ai cũng muốn gần gũi, chuyện trò.

Quan niệm của em về lối sống giản dị của một con người là như thế. Em thấy không hợp với lối sống đua đòi ăn chơi. Em cố gắng học tập bạn Tiến về cách sống giản dị, về ý chí vươn lên học giỏi.

 


Bài Tập và lời giải

Bài 1 trang 117 SGK Hóa học 8

Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2O \(\xrightarrow{{điện\,phân}}\) 2H+ O2

c. 2Al + 6HCl  → 2AlCl3 + 3H2

Xem lời giải

Bài 2 trang 117 SGK Hóa học 8

Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a. Mg + O2 → MgO

b. KMnO4  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)  K2MnO4 + MnO2 + O2

c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Xem lời giải

Bài 3 trang 117 SGK Hóa học 8

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 4 trang 117 SGK Hóa học 8

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng:

a. Viết phương trình hóa học có thể điều chế hiđro;

b. Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để điều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?

Xem lời giải

Bài 5 trang 117 SGK Hóa học 8

Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.

a. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Xem lời giải

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”